(Kỹ năng) Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho HS Tiểu học


1. Tổng quan về ghi nhớ

Ghi nhớ là gì?

Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết và liên kết thông tin mới với kiến thức cũ trong não bộ.

Tại sao con người hay quên?

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc hay quên:

  1. Thiếu liên quan:

    • Vấn đề không liên quan đến đời sống: Khó nhớ những gì không có ý nghĩa thực tiễn với bản thân.
    • Thiếu hứng thú: Ít ghi nhớ những gì không phù hợp với sở thích và nhu cầu.
  2. Chưa hiểu kỹ:

    • Chưa nắm được bản chất: Khó chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn nếu chưa hiểu rõ.
    • Học tập thụ động: Ghi nhớ thông tin một cách thụ động không hiệu quả.

Làm thế nào để cải thiện trí nhớ?

  • Liên hệ thực tế: Gắn kết thông tin với trải nghiệm thực tế.
  • Kích thích hứng thú: Tìm cách học tập thú vị, phù hợp với sở thích.
  • Hiểu rõ bản chất: Học tập chủ động, tập trung vào bản chất vấn đề.
  • Lặp lại và ôn tập: Luyện tập thường xuyên để củng cố trí nhớ.

2. Phương pháp ghi nhớ

2.1. Nguyên tắc “Trí nhớ siêu đẳng” của Adam Khoo (2009)

Nghiên cứu của những người phi thường, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng để hoạt động ghi nhớ được diễn ra hiệu quả, cần thiết lập được nguyên tắc “Trí nhớ siêu đẳng” sau:



Màu sắc


Ghi nhớ

=

Sự hình dung

+

Sự liên tưởng

+

Sự nổi bật



Âm điệu

Sự hình dung kết hợp với sự liên tưởng và sự nổi bật, trong đó có tác động của màu sắc, âm điệu:

- Hình dung: Chuyển hóa kiến thức thành hình ảnh để dễ lưu vào não bộ. Khi thi cử, HS sẽ nhớ lại hình ảnh và chuyển thành câu trả lời.

- Liên tưởng: Tạo mối liên kết giữa các hình ảnh trong tâm trí, giúp dễ dàng tìm lại thông tin.

- Nổi bật: Tạo tình huống làm nổi bật thông tin để tăng cường trí nhớ.

- Màu sắc: Sử dụng nhiều màu sắc cho ghi chú để tăng cường ghi nhớ.

- Âm điệu: Bật nhạc không lời hoặc âm điệu riêng biệt để kích thích ghi nhớ.

2.2. Áp dụng nguyên tắc “Trí nhớ siêu đẳng” để nhớ từ ngữ

Để thiết lập được nguyên tắc “Trí nhớ siêu đẳng”, cần sử dụng trí tưởng tượng để kết hợp hình ảnh vào thông tin mà HS muốn ghi nhớ. Trong quá trình tưởng tượng, HS sẽ sử dụng màu sắc, sự chuyển động, các chi tiết đối nghịch, hài hước… Nguyên tắc ghi nhớ này có 2 bước:

  • BƯỚC 1 (Hình dung): Bước đầu tiên là tạo ra hình ảnh về những từ ngữ hoặc vấn đề muốn ghi nhớ. Mỗi hình ảnh cụ thể sống động sẽ tương ứng với một từ ngữ hoặc sự kiện. Nếu cần ghi nhớ một danh sách mười từ, hãy tạo ra mười hình ảnh trong tâm trí.
  • BƯỚC 2 (Liên tưởng): Bước tiếp theo là liên kết tất cả các hình ảnh lại với nhau để tạo thành một câu chuyện. Câu chuyện này rất quan trọng vì nó giúp sự liên tưởng trở nên mạnh mẽ. Trong câu chuyện, HS nên sử dụng nhiều chuyển động, nhiều màu sắc, âm điệu. Điều quan trọng nhất là câu chuyện là phải nghịch lý, hài hước và đáng nhớ.

Ví dụ:

Một danh sách gồm 12 thứ cần mua sắm: trứng, thịt bò, nĩa và muỗng, áo tắm, nước hoa, chuối, ly, nước cam, xà bông, bàn chải đánh răng, sơn, nước sơn móng tay

Sử dụng nguyên tắc “Trí nhớ siêu đẳng”, hãy hình dung cảnh bạn đang cầm trên tay một quả trứng trơn láng nóng hổi khi đi ra khỏi nhà. Say sưa với cảm giác trơn láng của vỏ trứng, em vô tình làm hổng một lỗ nhỏ trên quả trứng. Từ trong đó bất ngờ hiện ra một cái đầu  có hai sừng. Sừng trái có hình dạng một chiếc muỗng bạc trong khi sừng phải có hình dạng một chiếc nĩa. Bạn tình cờ lắc mạnh chiếc nĩa làm chiếc nĩa đâm mạnh vào một cô gái đang mặc bộ áo tắm chấm bi nồng nặc mùi nước hoa. Bị đâm đau bất ngờ, cô gái làm rớt trái chuối trên tay xuống sàn. Không kịp nhìn thấy, bạn bị trượt vỏ chuối và té sầm vào một hàng ly thủy tinh chứa đầy nước cam. Mặt sàn bị vấy dơ và ông chủ ra lệnh bạn phải lau chùi sàn sạch sẽ với xà bông nhưng lại phải dùng bàn chải đánh răng để chà. Khi bạn đang chà sàn, bạn lại vô tình làm tróc vạch sơn đỏ trên sàn. Lo lắng, bạn tìm cách che lấp vết tróc bằng nước sơn móng tay màu đỏ. 

Bây giờ, nếu HS hình dung lại câu chuyện vô lý và khôi hài ở trên, HS sẽ nhớ lại danh sách những thứ cần mua sắm dễ dàng.

Chú ý khi tạo câu chuyện để liên kết tất cả các từ cần nhớ, chúng ta đã dùng: sự chuyển động (“rớt chuối”, “hiện ra một cái đầu bò”) sự hài hước (“đâm mạnh vào cô gái”) sự nghịch lý (“đầu bò từ trong trứng”, “sừng bò có hình dạng nĩa và muỗng”) năm giác quan (“nồng nặc mùi nước hoa”, “quả trứng nóng hổi trơn láng”)

2.3.  Áp dụng nguyên tắc “Trí nhớ siêu đẳng” để ghi nhớ con số

Bằng việc gán một chữ cái có thể hình dung được vào mỗi chữ số. Một khi ta hình dung được các số, ta có thể nhớ chúng dễ dàng. Kỹ năng này đặc biệt hiệu quả trong việc nhớ ngày tháng năm, công thức và các phương trình hóa học.

Mỗi chữ số từ 0 đến 9 thường được gán vào một hoặc hai chữ cái. Khi HS nhớ được các chữ cái này, HS sẽ có thể chuyển bất kỳ số nào (thậm chí cả những số có nhiều hơn bốn chữ số) thành một hình ảnh tương ứng lưu vào tâm trí.  Dưới đây là 10 chữ số cơ bản và các chữ cái tương ứng.

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

s, x

t

n

m

r, q

l

g

k, c

v, d,đ

b, p

Cách thức ghi nhớ gồm các bước như sau:

BƯỚC 1: Hình tượng hóa con số thông qua ký tự chữ viết

Con số

Cách nhớ

0

Số “0” khiến HS liên tưởng đến hình ảnh gạch chéo X – chữ “x”. Chữ “x” lại có cách phát âm tương tự như “s” giúp HS nhớ rằng chữ “x” và “s” liên quan đến số 0.

1

Số 1 được tạo thành từ một gạch dọc và thường có thêm một gạch ngang ở dưới. Tương tự, chữ “t” cũng có một gạch dọc và một gạch ngang. Chữ “T” viết hoa lật ngược lại nhìn cũng giống số 1.

2

Số 2 khiến HS nhớ tới chữ “n” vì “n” có 2 gạch dọc.

3

Số 3 khiến HS nhớ tới chữ “m” vì “m” có 3 gạch dọc. Một cách nhớ khác nữa là nếu HS lật số 3 xuống 90 độ ngược chiều kim đồng hồ, HS sẽ có chữ “m”.

4

Số 4 khiến HS liên tưởng đến chữ “r” vì hình ảnh phản ánh trong gương của chữ “R ” viết hoa rất giống số 4. Chữ “q” cũng có hình dạng tương tự như số 4. HS hãy tưởng tượng một “số 4 tròn trĩnh”.

5

Hãy để ý bàn tay và 5 ngón tay của HS. HS có thấy khoảng cách giữa ngón trỏ và ngón cái của HS tạo thành hình chữ “L” không? Do đó, số 5 sẽ khiến HS nghĩ tới chữ “l”

6

Số 6 khi bị lật ngược xuống rất giống chữ “g”.

7

Số 7 trong gương và ở ngoài khi nằm cạnh nhau tạo thành chữ “k” hướng xuống dưới. HS có thể nhớ tới cụm từ “không có” để nhớ rằng chữ “k” và “c” liên quan đến số 7.

8

Số 8 khiến HS liên tưởng đến hình ảnh 2 cơn lốc xoáy vào nhau mà gió còn được gọi là “vũ” khiến HS nhớ đến chữ “v”. Cụm từ “vũ đạo” sẽ giúp HS nhớ tiếp chữ “d/đ”.

9

Số 9 khi bị lật ngược xuống nhìn giống chữ “b” trong khi hình ảnh phản ánh trong gương của số 9 lại giống chữ “p”.

BƯỚC 2: Tìm một từ hoặc cụm từ hình dung được có chứa các chữ cái tương ứng với các số chúng ta cần nhớ. 

Ví dụ 1: Số 21 được tạo thành từ số 2 và số 1. Chúng ta đã biết rằng số 2 tương ứng với chữ “n” và số 1 tương ứng với chữ “t”. Chúng ta dễ dàng nhận thấy số “21” có thể được đại diện bằng hình ảnh một cái “nút”. 

Ví dụ 2: Số 94 gồm có số 9 và số 4. Số 9 có chữ “b” và số 4 có chữ “r”. Dĩ nhiên chúng ta có thể nghĩ đến hình ảnh một miếng thịt “ba rọi” để nhớ số 94. Tuy nhiên, xin chú ý rằng, từ “bánh rế” mặc dù có chữ “b” và “r” nhưng không thể đại diện cho số 94 vì thật ra nó đại diện cho số 924 (xem kỹ “bánh rế” thì thấy có thêm chữ “n” ở giữa “b” và “r”). Đây là một lỗi rất thường gặp khi tạo ra từ hoặc cụm đại diện. 

Mục tiêu chính của bước này là chuyển đổi các số (trừu tượng) khó nhớ thành một từ hoặc cụm từ có thể hình dung được trong tâm trí khiến các số dễ nhớ hơn.

BƯỚC 3: Đảo ngược lại, nêu ra một cụm từ và tự chuyển đổi cụm từ ấy thành con số

Ví dụ 1: Cụm từ “bị la”. Chuyển đổi từ này thành số dựa vào chữ cái đại diện thì đó là số mấy? Đó chính là số 95. Lưu ý rằng chữ “i” và “a” không đại diện cho bất kỳ chữ số nào.

Ví dụ 2: Cụm từ “Nhi ở khu D” thì đại diện cho số nào? Đó chính là số 278 vì các chữ “h”, “i”, “o” và “u” không đại diện cho bất kỳ chữ số nào.

Như vậy có nghĩa rằng, các ký tự đầu tiên của cụm từ sẽ giữ vai trò chuyển đổi.

BƯỚC 4: Tạo ra hình ảnh của nội dung cần nhớ, sau đó vẽ nên câu chuyện bất hợp lý để liên kết hình ảnh của nội cần nhớ với cụm từ đã chuyển đổi từ con số.

Ví dụ 1: Ghi nhớ sự kiện lịch sử Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên vào ngày 6 tháng 8 năm 1945.

Vì đây là sự kiện thả bom nguyên tử, bước đầu tiên là HS phải hình dung một quả bom nguyên tử trong tâm trí HS. Kế tiếp, chuyển ngày tháng thành các số tương ứng, 6-8-45. Chuyển đổi số 6845 thành một hình ảnh cụ thể dựa.

HS có thể chia số này thành hai cặp 68 và 45. Như vậy, 68 có thể được chuyển thành “gà và ó”, còn 45 thành “rơi lỗ”. Bước cuối cùng là tạo một mối liên kết nghịch lý giữa “quả bom nguyên tử”, “gà và ó” và “rơi lỗ”.

Tưởng tượng một con gà trống và một con ó đen đang đánh nhau quyết liệt thì bị rơi xuống lỗ khi quả bom nguyên tử đầu tiên nổ ra. Do đó, mỗi khi HS nghĩ đến quả bom nguyên tử đầu tiên, HS sẽ nhớ tới “gà và ó”, “rơi lỗ” giúp HS chuyển thành số 6-8-45 (tức là ngày 6 tháng 8 năm 1945) ngay lập tức.

3. Dấu hiệu ghi nhớ hiệu quả 

HS ghi nhớ có chủ đích, tiếp thu tri thức một cách tự nguyện chứ không phải ghi nhớ một cách thụ động, máy móc, để nhớ cho có nhớ.

Việc ghi nhớ đòi hỏi HS phải có ý chí, nỗ lực cũng như vận dụng phương pháp nhất định. 

HS hình dung, liên tưởng, làm nổi bật được các hình ảnh, qua đó tạo nên cho HS sự ghi nhớ kiến thức.

HS sử dụng được phương pháp ghi nhớ để giải quyết các bài tập GV đưa ra trong buổi học.

HS vận dụng được phương pháp ghi nhớ để ghi nhớ các nội dung kiến thức được học từ nhà trường, từ xã hội.

Hình thành ở HS năng lực tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo và kỹ năng làm việc độc lập.