(Kỹ năng) Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học


1. Giới thiệu

1. Giới thiệu

Kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học là khả năng truyền đạt và tiếp nhận các loại thông tin khác nhau, sau đó có cách phản ứng, phản hồi phù hợp với người lớn, bạn bè và người lạ. Đây là một kỹ năng sống rất quan trọng cho học sinh tiểu học để thích nghi tốt hơn với cuộc sống ngoài xã hội trong tương lai.

2. Lợi ích

2. Lợi ích

Lợi ích của kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học rất nhiều. Một số lợi ích chính là: 

  • Giúp học sinh mở rộng mối quan hệ, gây thiện cảm với người khác. 
  • Góp phần hỗ trợ học sinh tự tin khi ở nơi đông người, khi thuyết trình hay thi vấn đáp. 
  • Giúp học sinh ít bị hiểu nhầm, có thể truyền đạt ý muốn và trao đổi với người lớn. 
  • Học sinh có kết quả học tập tốt hơn, phát triển sự nhận thức về thế giới xung quanh.

3. Vai trò

3. Vai trò

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng cho sự phát triển toàn diện của học sinh tiểu học. Một số vai trò của kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học là:  

  • Giúp học sinh biết cách lắng nghe, hiểu và đối thoại với người khác một cách có văn hoá. 
  • Giúp học sinh tự tin, dám bày tỏ ý kiến, tham gia các hoạt động nhóm và giải quyết xung đột
  • Giúp học sinh phát triển tư duy phản biện, sáng tạo và hợp tác
  • Giúp học sinh chuẩn bị cho những bước tiếp theo trong học tập và cuộc sống.

4. Phương pháp rèn luyện

4. Phương pháp rèn luyện

Để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:

4.1 Học cách lắng nghe nhiều hơn để hiểu được lời nói

Lắng nghe trong giao tiếp sẽ giúp người nghe hiểu hơn người nói. Sự lắng nghe có thể giúp bạn bình tĩnh đánh giá lời nói đang được thực hiện. Điều này giảm hiểu nhầm và giảm những bất đồng trong giao tiếp không đáng có.

4.2 Luôn chủ động trong cuộc giao tiếp mới

Giao tiếp với người lạ ở lứa tuổi học sinh sẽ không được đồng tình. Nhưng nên có nếu đó là các bạn mới khi cùng học. Sự tương tác qua lại sẽ giúp tạo ra tình bạn và gắn kết trong quá trình học tập sau này.

4.3 Dám nói ra ý kiến quan điểm của bản thân

Trẻ nhỏ mang theo tâm lý giấu dốt hoặc sợ nói ra quan điểm đều sẽ ảnh hưởng đến nhận thức. Khi bạn dám nói ra điều bản thân suy nghĩ dám thừa nhận thiếu sót thì kỹ năng giao tiếp sẽ được tăng lên dần.

4.4 Rèn luyện thói quen đọc sách hàng ngày

Đọc sách là một phương pháp giáo dục huấn luyện. Thói quen này giúp cho con người có những tri thức vô tận. Khi đọc sách bạn sẽ học được nhiều điều mới được dạy những kỹ năng mềm thiết yếu

4.5 Kết hợp ngôn ngữ giao tiếp với ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ hình thể và ngôn ngữ giao tiếp nên đi song hành. Một người có thể kết hợp chúng cùng lúc sẽ gây ra sự thu hút cho đối phương. Với học sinh việc kết hợp này sẽ giúp người lớn hiểu và cảm nhận được tâm trạng cảm xúc hiện tại của trẻ

4.6 Tập nói để không bị lắp hay sai chính tả

Nói lắp nói sai chính tả là những lỗi giao tiếp cần sửa đổi không nên tồn tại. Khi thuyết trình hay vấn đáp người có khả năng trôi chảy sẽ đi kèm sự tự tin và được đánh giá cao hơn.

4.7 Nói những câu ngắn gọn hướng vào nội dung chính

Những câu dài, lời nói vô nghĩa không nên sử dụng trong giao tiếp. Bạn nên dạy con cách nói ngắn gọn. Làm sau mà lời nói ngắn nhưng đầy đủ nội dung truyền đạt sẽ hạn chế được hiểu nhầm trong giao tiếp.

5. Học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong học tập môn học

5. Học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong học tập môn học

Môn Tiếng Việt – Văn là môn học góp phần giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt trong nhà trường. Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp để giúp học sinh nâng cao được trình độ và sự tự tin.  Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong môn văn học có thể bao gồm: đọc và viết văn, phát biểu ý kiến trước tập thể, tranh luận và trao đổi với bạn bè và giáo viên, tăng cường vốn từ vựng và cách diễn đạt