Lý Thuyết X Và Y Của McGregor Trong Quản Trị Doanh Nghiệp

Lý Thuyết X Và Y Của McGregor Trong Quản Trị Doanh Nghiệp

Sử dụng để xác định phong cách quản lý nào phù hợp với bạn nhất và xem xét phong cách quản lý tác động đến nhân viên như thế nào. 

Giới thiệu

Giới thiệu về McGregor

tmdt

Chân dung Giáo sư Douglas McGregor (1906 - 1964). Nguồn: Google

  • Douglas McGregor (1906-1964) là một học giả người Mỹ thuộc trường phái quản trị hành vi.
  • Ông là giáo sư về quản lý tại MIT Sloan School of Management và là Hiệu trưởng trường Đại học Antioch (1948-1954).
  • Ông đã viết một vài cuốn sách và xuất bản một chuyên luận về Lý thuyết X và Lý thuyết Y

Thuyết X

Với lý thuyết X, chúng ta sẽ nhìn nhận dựa trên 2 góc độ:

Thứ nhất, về góc nhìn của người quản lý. Các nhà quản lý theo thuyết X tin rằng hầu hết mọi người đều:

  • Bị điều khiển về lo lắng tiền bạc
  • Sẽ trốn việc khi có thể
  • Thiếu hoài bão và trách nhiệm
  • Bàng quan với nhu cầu tổ chức
  • Thiếu sáng tạo

tmdt

4 góc nhìn của nhà quản lý với nhân viên theo thuyết X

Thứ hai, về phương thức quản lý. Một nhà quản lý thuyết X sẽ:

  • Kiểm soát bằng cách giám sát từng li từng tý
  • Đòi hỏi tuân thủ luật lệ
  • Đe dọa hình phạt

tmdt

3 phương thức quản lý theo thuyết X

Thuyết Y

Với lý thuyết Y, chúng ta sẽ nhìn nhận dựa trên 2 góc độ:

Thứ nhất, về góc nhìn của người quản lý. Các nhà quản lý theo thuyết Y tin rằng hầu hết mọi người đều:

  • Bị điều khiển bởi sự hài lòng công việc
  • Sẽ tích cực tìm việc mà làm
  • Thể hiện hoài bão và tìm kiếm trách nhiệm
  • Cam kết với mục tiêu tổ chức
  • Sáng tạo và chào đón sự thay đổi

tmdt

4 góc nhìn của nhà quản lý theo thuyết Y

Thứ hai, về phương thức quản lý. Các nhà quản lý theo thuyết Y sẽ:

  • Tạo điều kiện làm việc, tránh gò bó, áp lực
  • Ghi nhận sự nỗ lực của mọi người
  • Có chính sách khen ngợi & khen thưởng

tmdt

Phương thức quản lý theo thuyết Y

2. Cách vận hành

  • Định hình 1 lý thuyết quản lý phù hợp với doanh nghiệp của bạn:
  • Thuyết X có thể phù hợp với nhóm đội ngũ nhân viên chỉ có động lực là "kiếm nhiều tiền, bỏ công ít" hoặc có thể ứng dụng trong vào các ngành sản xuất, dịch vụ
  • Thuyết Y sẽ  phù hợp với các tổ chức có trình độ tổ chức cao và yêu cầu sự sáng tạo
  • Tránh đổi qua lại 2 cách tiếp cận này để hạn chế sự rối loạn
  • Đặt những giới hạn rõ ràng với hành động nhân viên
  • Vẫn luôn duy trì những luật lệ nền tảng cơ bản. Điều này sẽ giúp bạn tránh những kẻ lười biếng vô trách nhiệm

tmdt

Cách vận hành doanh nghiệp theo thuyết X & Y

3. Ví dụ thành công

Unilever Việt Nam đã ứng dụng học thuyết Y

Thông qua học thuyết Y của McGregor, Unilever áp dụng trong các hoạt động quản trị, phát triển nguồn lực của mình như:

  • Quan tâm đến nhu cầu của mỗi cá nhân và hỗ trợ nhân viên khi cần thiết.
  • Đề cao quyền lợi của nhân viên, đáp ứng mong muốn của mỗi cá nhân. 
  • Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, gần gũi, thuận lợi cả về không gian lẫn thời gian.
  • Thúc đẩy mối quan hệ trong đội ngũ trở nên gắn kết, gần gũi hơn.
  • Thống nhất được mục tiêu chung của doanh nghiệp và nhân viên.

Mô hình quản trị nguồn lực theo học thuyết X-Y và sự thành công của tập đoàn Unilever Việt Nam - Ảnh 3

Ứng dụng ở các tập đoàn khác

Từ tay không, nay tập đoàn Gore đã có 8.000 nhân viên, 45 nhà máy ở Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Trung Quốc… với doanh số hàng năm hơn 2 tỉ đô la Mỹ. Từ lúc thành lập cho đến bây giờ, tập đoàn này chưa bao giờ thua lỗ dù trải qua nhiều cuộc khủng hoảng. Tạp chí Fortune từ lâu đã đưa tập đoàn Gore vào “top” của của các tập đoàn được nhân viên “yêu mến/gắn bó” nhất.

tmdt

Hình minh họa. Nguồn: Google

4. Câu hỏi tương tác

  • Câu hỏi 1: Theo thang điểm với thuyết X là 1 và thuyết Y là 100, bạn tự cho mình mấy điểm ? Cũng theo thang điểm đó, nhận viên của bạn xếp ở đâu
  • Câu hỏi 2: Theo văn hóa tổ chức, thì cách tiếp cận của bạn được chấp nhận như thế nào ?

Anh/chị quản lý doanh nghiệp, trả lời tương tác ở phần "Bình luận" bên dưới nhé (xem hướng dẫn trong hình)