3 Bước Cơ Bản Xử Lý Các Vết Bỏng Nhẹ (Độ 1) - EduZ

3 Bước Cơ Bản Xử Lý Các Vết Bỏng Nhẹ (Độ 1) - EduZ

Bỏng là một trong những tai nạn phổ biến thường gặp trong cuộc sống có thể do tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất hoặc điện. Khi bị bỏng, người bệnh sẽ gặp các biến chứng tại chỗ bao gồm sẹo vảy, co cứng và tạo sẹo. Để không xảy ra biến chứng người bệnh nên biết cách trị bỏng tại nhà.

1. Tổng quan

Các vết bỏng nhỏ độ I thường do tai nạn sinh hoạt, chẳng hạn như chạm vào bàn là còn nóng hay nồi nóng. Hầu hét các vết bỏng nhẹ có thể được điều trị bằng sơ cứu và sẽ tự lành. Tuy nhiên, bạn nên tư vấn cho nạn nhân tìm sự giúp đỡ y tế nếu lo lắng về mức độ nghiêm trọng của thương tích

tmdt

Có 3 cấp độ bỏng (Bài này sẽ tập trung vào Bỏng nhẹ - Độ 1)

Sau khi bị bỏng, có thể xuất hiện vết phồng rộp. Những “bọng nước” mỏng này do nước nước mô rò rỉ vào khu

2. Dấu hiệu

Mặc dù, có thể sơ cứu nhanh và thậm chí mau lành nhưng các bạn cũng không nên chủ quan với 1 vết bỏng nhỏ. Hãy lưu ý các dấu hiệu sau khi bạn bị bỏng nhẹ (Độ 1)

tmdt

Những dấu hiệu cơ bản để bạn nhận biết

3. Mục tiêu của bạn khi sơ cứu

tmdt

ĐẶC BIỆT, cần chú ý các điểm sau:

  • Không làm vỡ vết phồng rộp hoặc can thiệp vào vùng bị tổn thương
  • Không dán gạc dính hoặc băng dính lên da vì khi tháo bỏ chúng có thể làm rách vùng da bị thương tổn
  • Không bôi dầu hoặc thuốc mỡ vì có thể làm tổn thương các mô và tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Không nên sử dụng gạc chuyên dụng, thuốc xịt và gel để làm mát
  • Không đặt băng chống phồng rộp lên vếp phồng rộp do bỏng

4. Các bước cơ bản và lưu ý

Khi gặp phải trường hợp bị bỏng nhẹ, việc sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể giúp giảm thiểu đau đớn và ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng. Dưới đây là các bước đơn giản và hiệu quả để sơ cứu bỏng nhẹ (độ 1):

tmdt

tmdt

tmdt

Tổng quan 3 bước cơ bản để sơ cứu

TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT: Không chọc vỡ vết phồng rộp vì thông thường không cần chữa trị. Tuy nhiên, nếu vết phồng rộp vỡ hoặc có khả năng bị vỡ, hãy phủ lên một lớp gạc vô trùng không dính, bao phủ hết phần viền của vết phồng rộp. Để nguyên gạc lại chỗ cho đến khi vết rộp tự lành.

5. Tổng kết

Bỏng nhẹ (độ I) thường xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày, như khi chạm vào bàn là nóng hoặc nồi nấu ăn. Những vết bỏng này có thể gây đau và phồng rộp da, nhưng thường có thể được xử lý tại nhà theo ba bước cơ bản: xả nước lạnh vào vùng bị bỏng để làm dịu cơn đau, nhẹ nhàng tháo bỏ trang sức và quần áo khỏi vùng bị thương trước khi nó sưng lên, và phủ màng bọc thực phẩm hoặc gạc vô khuẩn lên vết bỏng để bảo vệ vùng da bị tổn thương.

Hãy kiểm tra kiến thức của bạn bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm bên dưới 👇.

Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về bỏng điện và cách xử trí chúng một cách hiệu quả.