Bill Watkins: Tại Sao Bạn Không Nên Hỏi Ý Kiến Nhà Quản Lý

Bill Watkins: Tại Sao Bạn Không Nên Hỏi Ý Kiến Nhà Quản Lý


1. Sơ lược về Bill Watkins

1. Sơ lược về Bill Watkins
  • Ông gia nhập Seagate năm 1996 và trở thành CEO vào năm 2004, giữ vị trí này cho đến năm 2009.
  • Dưới sự lãnh đạo của Watkins, Seagate đã duy trì vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp ổ cứng.
  • Ông được biết đến với phong cách lãnh đạo thẳng thắn, nhấn mạnh vào việc đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả.

2. Quan điểm của tác giả

2. Quan điểm của tác giả

Khi bạn hỏi ý kiến nhà quản lý, họ thường cảm thấy cần đưa ra một câu trả lời, dù không hợp lý và bạn phải đánh giá, xử lý nó. Điều này gần giống với việc đội Red Socks bán Babe Ruth cho Yankees. Thay vì thế hãy chuẩn bị và nói cho họ biết điều bạn sắp làm.

3. Điều cần thực hiện

3. Điều cần thực hiện
  • Chuẩn bị trước khi trình bày báo cáo:

    • Trước khi báo cáo bằng văn bản hoặc lời nói cho quản lý/hội đồng quản trị, cần nắm rõ nội dung và đánh giá các vấn đề chính cũng như chuỗi hành động khả dĩ.

    • Việc đó giúp bạn có được cái nhìn toàn diện về vấn đề được thảo luận và đưa ra các giải pháp tốt nhất.

  • Là chuyên gia, bạn có lợi thế khi đưa ra phương hướng giải quyết dựa trên thông tin đầy đủ. Nếu không, quản lý sẽ xem xét vấn đề từ các khía cạnh thiếu sót, dẫn đến giải pháp kém hiệu quả.

  • Sắp xếp báo cáo và lời khuyến nghị:

    • Báo cáo cần được sắp xếp theo trình tự logic, nhấn mạnh những giải pháp đã cân nhắc.

    • Đưa ra khuyến nghị cụ thể sau phần giới thiệu để mọi người theo hướng mà bạn muốn.

  • Viết báo cáo và đưa ra đề xuất là kỹ năng của mỗi người và có thể cải thiện qua thực hành bằng cách đọc thêm các tài liệu tham khảo từ đó nâng cao kỹ năng viết và thuyết trình.

  • Đưa ra những đề xuất hay, rõ ràng và chắc chắn: là những phẩm chất bạn cần để làm một người giải quyết vấn đề một cách chuyên nghiệp và tự tin hoàn thành mọi thứ.

4. Vận dụng

4. Vận dụng
  • Amazon: nổi tiếng với nguyên tắc lãnh đạo "Bias for Action". Nhân viên được khuyến khích ra quyết định nhanh chóng mà không cần chờ đợi sự phê duyệt từ cấp trên. Coi trọng việc chấp nhận rủi ro có tính toán từ đó thúc đẩy sự chủ động trong giải quyết vấn đề thay vì hỏi ý kiến quản lý.
  • Google: xây dựng văn hóa doanh nghiệp nơi các đội ngũ được khuyến khích thử nghiệm và hành động độc lập, chủ động đưa ra quyết định mà không cần hỏi ý kiến quản lý . Điều này giúp Google duy trì tốc độ đổi mới và sáng tạo liên tục.
  • Facebook: "Move fast and break things" được áp dụng rộng rãi trong những năm đầu phát triển công ty. Nhân viên được khuyến khích hành động nhanh chóng và chấp nhận rủi ro mà không cần hỏi ý kiến quản lý ở mỗi bước.

5. Điều cần hỏi

  • Tôi thường hỏi ý kiến mọi người hay tôi trình bày giải pháp khi báo cáo vấn đề cho sếp/ hội đồng quản trị?
  • Tôi có lợi khi nhận lời khuyên chuyên môn về cách viết và thuyết trình hiệu quả không?