Bài 2: Lý Thuyết Cơ Bản Về Microservices


1. Microservices architechture

1. Microservices architechture

Thực tế có nhiều định nghĩa khác nhau đối với Microservices nhưng hiểu theo cách đơn giản thì, microservice là một kiếu kiến trúc phần mềm. Các module trong phần mềm này được chia thành các service rất nhỏ (microservice). Mỗi service này đều có một logic riêng, một trách nhiệm riêng và có thể được deploy riêng biệt. Khái niệm mircoservice đồng thời đề cập đến xu hướng tách biệt architecture ra thành các loose coupling service, tức là các service này sẽ có một mối liên hệ "lỏng lẻo" với nhau và mối service sẽ được nằm trong 1 context nhất định.

Tìm hiểu về Microservices 20-11-2024 16:55:00 (0)

2. Đặc điểm của Microservices

  • Tập hợp một nhóm nhỏ các service: mức độ chi tiết của một service là nhỏ và mỗi service này sẽ chịu một trách nhiệm cụ thể (single responsiblity) và chỉ tập trung vào nhiệm vụ đó. Ví dụ: storage service sẽ chịu riêng trách nhiệm về lưu trữ.
  • Việc phát triển và mở rộng một service là hoàn toàn độc lập. Điều này mang lại tính linh hoạt cho hệ thống . Quá trình deliver feature, release version sẽ dễ dàng và nhanh chóng. Hơn nữa sẽ không còn tình trạng bị block như ở mô hình monolithic
  • Giảm tải được các mối quan ngại về công nghệ sử dụng. Chọn một công nghệ phù hợp với vấn đề của doanh nghiệp có thể được giải quyết dễ dàng. Các service giap tiếp với nhau thông qua API, do vậy mỗi service có thể dùng một ngôn ngữ riêng biệt. Serivce A dùng Java, Service B dùng Javascript ...
  • Đối với team, microservice đem lại tính độc lập và tự quản lí cho team. Một team sẽ có trách nhiệm toàn bộ với life-cycle của một hay nhiều service. Họ làm việc trong việc context biệt lâp, có thể tự quản lí các quyết định của mình.

3. Ưu điểm của Microservices

  • Dễ nâng cấp và scale, đây là điều quan trọng nhất. Giả sử với một trang web bán hàng cần xuất nhiều hóa đơn, chỉ việc nâng cấp server cho service order và report. Việc nâng cấp server với mô hình microservice rất dễ dàng thực hiện. Điều này rất khó thực hiện với monolithic.
  • Do tách biệt nên nếu một service bị lỗi, toàn bộ hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Với monolith, một module bị lỗi có thể sẽ kéo theo toàn bộ hệ thống bị sập.
  • Với monolithic, các module sử dụng chung 1 ngôn ngữ/framework. Với microservice, các service nằm tách biệt nhau, bạn có thể thoải mái sử dụng ngôn ngữ lập trình riêng, database riêng. VD service xử lý ảnh có thể viết bằng C++, service tổng hợp data có thể viết bằng Python.
  • Khả năng testing dễ dàng hơn - các services nhỏ hơn và nhanh hơn để test.
  • Cải thiện khả năng bảo trì - mỗi service tương đối nhỏ do đó dễ hiểu và thay đổi hơn.
  • Dễ dàng hơn trong việc tích hợp 3rd-party.
  • Mỗi service có dung lượng lưu trữ riêng và có thể có cơ sở dữ liệu riêng.

4. Nhược điểm của Microservices

  • Các module giao tiếp qua mạng nên có thể tốc độ không cao bằng monolith. Ngoài ra, mỗi module phải tự giải quyết các vấn đề về bảo mật, transaction, lỗi kết nối, quản lý log files.
  • Mỗi service sử dụng một database riêng, việc đảm bảo tính đồng nhất trong dữ liệu sẽ trở nên phức tạp.
  • Sử dụng nhiều service nên việc theo dõi, quản lý các service này sẽ phức tạp hơn. Do vậy, một số tool/công nghệ ra đời để phục vụ cho việc này (Docker, Ansible, Salt, Octopus, …).
  • Cần một đội ngũ có khả năng và trình độ: Software Architect để phân tách module, Techinical Leader để setup workflow, IT/DevOps để setup CI/CD , deploy lên cloud….

5. Yêu cầu

  • Tìm về một số mô hình microservices phổ biến hiện nay.
  • So sánh mô hình microservices và mô hình monolithic (Về đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm).
Thảo Luận