GIỚI THIỆU : Bài học này sẽ tìm hiểu về Đặc điểm ( thành phần , 6 hình khối , quy tắc 4s ) và cấu trúc của 1 bài Sketchnote.
I. Đặc điểm
Thành phần
Khung tiêu đề, Chữ viết, Bố cục trình bày ( cấu trúc ), Hình vẽ tay, Màu sắc,...
6 hình khối cơ bản
- Dấu chấm
- Đường cong
- Đường thẳng
- Đường tròn
- Hình vuông
- Hình tam giác
Quy tắc 4S
- Simple nghĩa là đơn giản, tận dụng các chình khối đơn giản để vẽ các đường bao quanh
- Special nghĩa là đặc biệt: Chỉ cần vẽ điểm đặc biệt để người xem nhận ra hình vẽ đó miêu tả cái gì.
- Single line: Tuân thủ quy tắc vẽ bằng 1 nét liền mạch
- Sense of Self nghĩa là phong cách cá nhân. Nghĩa là không nên quá đề cao tính nghệ thuật hay đẹp mắt. Ý tưởng quan trọng hơn nghệ thuật (Ideas not art)
II. Các dạng cấu trúc
Bố cục Put in order
Đây là kiểu bố cục thường gặp trong khi tìm hiểu về hình vẽ Sketchnote hay tự học vẽ Sketchnote. Cách trình bày các nội dung trong bài theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Với bố cục này, bạn sẽ không cần lo về diện tích giấy vẽ, bạn cũng có thể sắp xếp các ý theo tuần tự, trình bày như một cuốn sách. Một lưu ý nho nhỏ khi bạn lựa chọn bố cục Put in order này đó là trình bày phần tiêu đề trước tiên và làm sao cho chúng nổi bật hơn so với các nội dung khác.
Bố cục xuyên tâm ( Mindmap )
Đây là kiểu bố cục có phần tiêu đề nằm ở trung tâm và nội dung các ý trong bài sẽ tỏa ra xung quanh. Bố cục xuyên tâm giúp chúng ta liên tưởng đến mô hình của những chiếc bánh xe, với trục bánh ở giữa và các nan hoa tỏa ra. Khi sử dụng bố cục Mindmap, bài Sketchnote của bạn sẽ có thể bổ sung thông tin một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bố cục này có một nhược điểm đó là khi bài của bạn có nhiều ý nhỏ thì rất dễ gây rối mắt, khó theo dõi. Do đó, bạn nên sử dụng bố cục này với những bài nào có ít ý nhỏ và hãy đánh số thứ tự cho các ý để dễ theo dõi.
Khi trình bày sketchnote theo bố cục xuyên tâm bạn nên chọn một vòng tròn ở giữa làm tâm. Sau đó vẽ nội dung xung quanh. Trong đó, tâm đường tròn chứa nội dung quan trọng nhất.
Bố cục con đường ( Path )
Nếu bạn muốn trình bày các nội dung liên quan đến một tiến trình với các cột mốc quan trọng. Bạn có thể sử dụng kiểu bố cục con đường này để tạo ra một bản vẽ xuyên suốt những thông tin đó. Với bố cục con đường, bạn sẽ thỏa sức sáng tạo theo ý thích của mình với các con đường hình chữ S, C, W, con đường lượn sóng,.. Trước khi vẽ nội dung vào bố cục bài, bạn nên liệt kê các ý, các cột mốc ra nháp trước để sắp xếp theo trình tự.
Bố cục con đường không giới hạn theo một đường cụ thể. Bạn có thể vẽ theo đường thẳng từ trên xuống, đường tròn,...Miễn là thể hiện được trình tự diễn ra của một sự vật, sự việc.
Bố cục Bỏng ngô (Popcorn)
Bố cục bỏng ngô thường được dùng trong khi bạn thu thập ý tưởng. Với cách trình bày theo bố cục này, bạn sẽ không cần quan tâm đến việc trình bày các ý theo thứ tự như thế nào? Viết ý này ở vị trí nào cho đúng? Ngoài ra, với bố cục này, bạn có thể thực hiện bài với các hình vẽ Sketchnote vô cùng đơn giản. Một điều bạn cần lưu ý khi chọn bố cục này là phải làm nổi bật tiêu đề của bài.
Phong cách bỏng ngô thường bao gồm các thông tin ngẫu nhiên trên trang. Nếu một chủ điểm không cần có cấu trúc quá rõ ràng hoặc không cần phải sắp xếp trật tự quá logic thì bạn có thể sử dụng theo bố cục này.
TÀI NGUYÊN THAM KHẢO