Lễ Hội Mừng Cơm Mới Của Người Thái (Nét Văn Hóa Đặc Sắc)

Lễ Hội Mừng Cơm Mới Của Người Thái (Nét Văn Hóa Đặc Sắc)

Lễ mừng cơm mới được xem là một nét độc đáo trong văn hóa của người Thái. Là một dịp để người Thái thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, cầu cho vụ mùa gặp mưa thuận gió hòa, cây trái tốt tươi.

1. Lễ mừng cơm mới là gì?

Lễ mừng cơm mới hay còn gọi là lễ mừng lúa mới hay Tết cơm mới (Tết Hạ Nguyên), là lễ hội quan trọng trong các lễ hội cổ truyền của các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, lễ mừng cơm mới là một nghi lễ truyền thống của người Thái, thường được tổ chức vào cuối vụ thu hoạch để bày tỏ lòng biết ơn với trời đất và tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng bội thu và cầu mong cho những mùa vụ tiếp thu cũng đều như vậy.

Không chỉ mang lại ý nghĩa tạ ơn và cầu mùa vụ mà đây còn là dịp để bà con, xóm làng quây quần, thể hiện tinh thần đoàn kết và gắn kết trong đời sống văn hóa người Thái. Các nghi lễ trong lễ mừng cơm mới thường bao gồm: dâng mâm cơm cúng những hạt gạo mới thu hoạch, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian và thưởng thức các món ăn truyền thống.

anh_minh_hoa_1.jpg

Biểu diễn văn nghệ trong Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái, bản U Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, năm 2024

2. Nguồn gốc và lịch sử hình thành

Lễ mừng cơm mới bắt nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước lâu đời của nước ta, nơi lúa gạo được xem là nguồn sống quý giá, đại diện cho sự thịnh vượng. Lễ hội này bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Thái tin rằng ông bà, tổ tiên đã bảo vệ và ban phúc lành cho vụ mùa.

anh_minh_hoa_2.jpg

Ruộng bậc thang của đồng bào Thái

Theo lịch sử, lễ mừng cơm mới có từ hàng trăm năm trước và thường được tổ chức vào cuối mùa thu hoạch. Khi lúa đã chín vàng trên khắp cánh đồng cũng là lúc người Thái bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và cảm tạ các vị thần đã che chở, phù hộ cho một vụ mùa an lành, bội thu. Trải qua thời gian, lễ hội này đã trở thành một phần quan trọng của di sản văn hóa, giúp người Thái duy trì và truyền tải bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình qua nhiều thế hệ.

3. Thời gian và địa điểm tổ chức lễ

  • Thời gian: Lễ hội được diễn ra trong 2 ngày 18-19 tháng 10 nămg 2024. Vào 10h30’ ngày 18/10 là hoạt động nghiệm thu trang trí, khánh tiết và 19h30' cùng ngày Chương trình Giao lưu văn nghệ. Ngày 19/10 vào lúc 7h30' - 8h00' Khai mạc Lễ hội. 8h00’- 9h00’ Nghi Lễ cúng mừng cơm mới. Cuối cùng là vào 9h00' - 11h30' là Các hoạt động phần hội.
  • Địa điểm: Bản U Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên.

anh_minh_hoa_3.jpg

Các đại biểu tham dự Lễ hội

4. Các hoạt động chính của lễ hội

  • Nghi thức cúng cơm mới: Nghi thức cúng cơm là phần lễ chính và trang trọng nhất của lễ hội. Trong nghi thức này, người Thái dâng lên các món ăn, đặc biệt là những hạt lúa gạo đầu mùa, để cảm tạ tổ tiên và thần linh đã ban cho vụ mùa bội thu. Các trưởng lão trong bản thường là những người chủ trì lễ cúng, với lòng thành kính và những lời cầu nguyện cho mùa màng tiếp tục thuận lợi, mọi người luôn được an lành và hạnh phúc.

anh_minh_hoa_6.jpg

Nghi thức cúng tại phần lễ

  • Phần thi giã cốm: Các đội tham gia sẽ dùng chày gỗ để giã lúa non thành cốm trong một quá trình đòi hỏi sự khéo léo và nhịp nhàng. Cuộc thi không chỉ mang ý nghĩa vui chơi mà còn giúp mọi người hiểu thêm về quá trình làm cốm – món ăn đặc sản của người Thái. Đội dành chiến thắng sẽ dành được nhiều phần quà hấp dẫn.

anh_minh_hoa_4.jpg

Phần thi giã cốm tại Lễ hội

  • Phần thi đua thuyền: Cuộc thi đua thuyền thường diễn ra với các đội thi đua bè mảng hoặc thuyền độc mộc, những phương tiện truyền thống của người Thái. Đây là một hoạt động sôi nổi, thu hút sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo người xem và du khách mang đậm bản sắc văn hóa sông nước của Việt Nam.

anh_minh_hoa_5.jpg

Phần thi đua thuyền tại Lễ hội


5. Ý nghĩa của lễ mừng cơm mới đối với đời sống người Thái

  • Tạ ơn trời đất và tổ tiên: Lễ hội là dịp để người Thái bày tỏ lòng biết ơn đối với trời đất và tổ tiên đã ban phúc cho vụ mùa bội thu. Qua lễ mừng cơm mới, người Thái cầu nguyện cho mùa màng thuận lợi, cuộc sống ấm no và an lành trong tương lai.
  • Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể: Các hoạt động như giã cốm, đua thuyền và các trò chơi dân gian trong lễ hội giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn và trân trọng bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc.
  • Gắn kết mọi người: Đây là cơ hội để người dân trong các làng bản cùng nhau tham gia, giao lưu văn hóa và chia sẻ niềm vui mùa vụ bội thu. Đây cũng là thời điểm để mọi người tụ họp, cùng nhau tổ chức các nghi lễ và hoạt động vui chơi, tạo không khí đoàn kết và phấn khởi.
  • Quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch: Lễ hội không chỉ có ý nghĩa với người Thái mà còn thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm, giúp quảng bá văn hóa dân tộc và thúc đẩy du lịch địa phương, đóng góp vào phát triển kinh tế vùng.

anh_minh_hoa_7.jpg

Người dân phấn khi tham gia Lễ hội