Chân giò heo là gì?
Chân giò heo hay còn được gọi là móng giò heo, đây là một bộ phận ở phần chân của con heo, có thể là chân trước cũng có thể là chân sau. Phần chân giò này được lấy từ phần khửa chân xuống dưới phần móng heo.
Chân giò heo có thể chế biến nhiều món ăn ngon và giàu dinh dưỡng như chân giò hầm thuốc bắc, chân giò chiên nước mắm, chân giò nấu canh...mang đến những món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.
Giá trị dinh dưỡng của móng giò heo
Móng giò heo có nhiều dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, móng giò heo có vị ngọt, mặn, tính bình, nên thực phẩm này phù hợp cho mẹ sau sinh bị ít sữa, suy nhước, người bị nhọt độc...
Trong 100g móng giò heo có những chất dinh dưỡng như:
- Canxi 33mg
- Protein 21g
- Lipid 21,6g
- Kẽm 0,78mg
- Sắt 0,7mg
- Mangan 0,01mg
- Phốt pho 28mg
- Magie 4mg
- Đồng 0,1mg
- Vitamin A
- Vitamin B1
- Vitamin B2
- Vitamin B3
- Collagen...
- Cysteine
- Myoglobin...
Ăn móng giò heo có tốt không?
Khi ăn móng giò heo đúng cách và với liều lượng phù hợp, nó có thể mang đến những lợi ích như:
- Tác dụng bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo
- Protein trong móng giò heo có tác dụng tăng cường chức của cơ quan nội tạng, giúp làm đẹp da
- Giúp giảm nguy cơ chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hay ngất xỉu do mất máu, nếu bổ sung thường xuyên
- Giúp phục hồi sức khỏe, kích thích hoạt động trao đổi chất, góp phần giúp tế bào hồi phục sinh lý bình thường
- Protein giúp chuyển đổi thành axit amino, giúp giảm căng thẳng, suy nhược, mất ngủ.
Cách làm chân giò chiên nước mắm
Để làm chân giò chiên nước mắm ngon bạn có thể tham khảo cách sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Chân giò chiên nước mắm cần các nguyên liệu như:
- 1kg chân giò heo - đã được rút xương
- 2 thìa tỏi băm
- 2 thìa hành tím băm
- 1 thìa giấm
- 1 thìa baking soda
- 1 thìa nước mắm
- 1/2 thìa ngũ vị hương
- 1/2 thìa tiêu
- 1 thìa muối
- Rượu
- Dầu ăn.
Cách chọn chân giò heo ngon:
- Chọn chân giò heo ở những nơi cung cấp uy tín, heo được kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm, heo được nuôi hữu cơ là ưu tiên hàng đầu
- Chọn mua chân giò có màu tự nhiên thương nó có màu hồng tươi, chắc, các thớ thịt đều, đường cắt khô ráo
- Chân giò không có mùi hôi hay khó chịu
- Thịt chân giò nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị thâm, có vết thương hay vết tiêm, và nó dính chặt với phần móng chân heo
- Tránh mua chân giò có dấu hiệu chảy dịch, miếng thịt tái, thâm tím, màu sắc bất thường.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Chân giò heo sau khi mua về bạn nên cạo sạch lông lại một lần nữa, sau đó rửa sạch, rửa thêm với nước có pha muối loãng và rượu để khử mùi hôi
- Sau đó cắt và rút phần xương ra, còn nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian thì có thể mua chân giò được rút xương sẵn, chỉ cần dùng muối và rượu chà nhẹ lên miếng thịt, rồi ướp 15 phút để loại bỏ mùi
- Tiếp đó dùng nước rửa lại sạch nhiều lần, để ráo
- Tỏi và hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.
Bước 3: Ướp chân giò
- Sau khi sơ chế sạch chân giò thì bạn cho vào tô, rồi cho 2 thìa tỏi băm, 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa tiêu xay, 1.2 thìa ngũ vị hương và một thìa bột súp vào chén, trộn đều cho chân giò ngấm gia vị
- Bạn phải cho gia vị vừa ngấm bên trong lẫn bên ngoài miếng chân giò
- Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, cho vào tủ lạnh ướp 4 tiếng.
Bước 4: Mang chân giò đi hấp
- Lấy giấy nến trải lên khay sạch, cho chân giò lên và bọc kín
- Tiếp đó dùng giấy bạc gói lại bên ngoài
- Cho nước vào nồi đun sôi, để phần xửng hấp lên rồi cho chân giò vào trong và hấp
- Bạn cần hấp khoảng 40 phút, rồi dùng đũa gắp chân giò ra
- Sau đó rửa lại chân giò với nước lạnh, để ráo nước.
Bước 5: Chiên chân giò
- Khi chân giò đã ráo nước hoàn toàn thì bạn dùng nĩa, ghim vào phần da trên chân giò, dùng khăn thấm cho ráo nước
- Lấy 1 thìa giấm trộn với baking soda, khuấy đề rồi dùng quét đều hỗn hợp này lên bên ngoài da chân giò
- Dùng bột bắp, rắc nhẹ 1 lớp mỏng lên chân giò
- Cho dầu ăn vào chảo, làm nóng dầu ăn thì cho chân giò heo vào, hạ lửa
- Chiên đều cho chân giò giòn và chín vàng, cho chân giò ra giấy thấm giàu
Mẹo khi chiên chân giò:
- Do chân giò chiên để một miếng lớn, nên bạn cần dùng nĩa ghim nhiều lên phần da để chiên dễ chín và đều hơn
- Để không bị bắn dầu khi chiên bạn cần để chân giò thật ráo nước và phủ bột bắp bên ngoài da
- Khi chiên không nên trở quá nhiều, có thể chiên 5 phút rồi chuyển mặt khác để chiên.
Bước 6: Thưởng thức
Giò heo chiên sau khi hoàn thành bạn cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn, sắp ra đĩa và thưởng thức. Với phần da giòn, cùng phần thịt thơm, béo, món ăn có thể ăn cùng cơm, bún, hay rau sống đều được, bạn nên có đĩa rau thơm nữa nhé.
Ai không nên ăn chân giò heo?
Mặc dù chân giò heo giàu dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn nó. Một số người sau không nên ăn chân giò heo như:
Người sỏi thận
Người bị sỏi thận cũng là nhóm đối tượng không nên ăn móng giò heo, vì nó có thể ảnh hưởng đến bệnh theo chiều hướng tiêu cực, vậy nên, bạn cần lưu ý để chọn thực phẩm cho phù hợp nhé.
Người có vấn đề về gan
Trong móng giò có nhiều dưỡng chất, nên những người có vấn đề về gan, bao gồm viêm gan mãn tính thì không nên ăn móng giò heo, vì nó có thể rối loạn chất cho người bệnh khiến bệnh tình nặng hơn.
Người lớn tuổi
Người lớn tuổi chức năng hệ tiêu hóa cũng suy giảm, do đó, ở độ tuổi này nên ăn uống lành mạnh và ăn những thực phẩm dễ tiêu. Nên móng giò heo là một thực phẩm có thể gây khó tiêu, tức bụng, khiến họ ăn không ngon.
Mua sản phẩm ngay