Mảnh đất Hà Tiên gắn liền với lịch sử dòng họ Mạc, là dòng họ bậc khai quốc công thần có công khai khẩn, mở cõi và bảo vệ vùng đất cuối biển Tây Nam Tổ quốc thiêng liêng.
Hơn 300 năm trước, vào đầu thế kỷ XVIII, khi thế lực triều nhà Thanh đã vững mạnh, những cựu thần nhà Minh kháng cự yếu ớt dần và tan rã. Căn cứ địa kháng chiến “phục Minh” ở vùng Quảng Đông, Đài Loan tan rã, một số tướng đã nhất quyết không đầu hàng, mang quân binh và gia quyến vượt biển xuôi về phương Nam.
Trong số này, có danh tướng Trần Thượng Xuyên vào đất Biên Hòa (Đồng Nai) xin Chúa Nguyễn tá túc và khai khẩn đất đai. Tướng Dương Ngạn Địch cùng thuộc hạ, gia quyến đến khai khẩn vùng đất Mỹ Tho. Cùng bỏ xứ tha phương còn có một thương buôn Mạc Cửu, nhưng điểm đến là đất nước Cao Miên (Campuchia) và được người trị vì xứ này trọng đãi. Nhưng vì nội bộ triều chính rối ren, triều thần gièm pha, lại thêm Hoàng hậu phải lòng người thương nhân này nên vua Cao Miên đã ban cho Mạc Cửu một chức quan nhỏ và cử sang khai khẩn vùng đất Hà Tiên lúc đó còn hoang vu, rậm rạp để cai quản và mở mang bờ cõi.
Mạc Cửu hay còn gọi là Mạc Hích Cửu (1655-1735) là một thương gia người Hoa Quảng Đông có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) vào khoảng đầu thế kỷ XVIII ở Việt Nam.
Đền thờ Họ Mạc, thuộc Di tích Lịch sử Văn hóa Núi Bình San được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích Quốc gia.
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép: Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Trung Quốc gọi là Phương Thành. Ban đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm Khang Hy thứ 19, vùng Quảng Đông mới bình định xong).
Mạc Cửu không khuất phục và nhận thấy chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh không thể chấp nhận được. Do vậy, ông mới chừa tóc, không buộc đuôi sam rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủ Nam Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạt của nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bàn (Chà Và)… thường tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, nên đã thầu mua thuế ấy nên kinh doanh chẳng bao lâu mà trở nên giàu có. Từ đó Mạc Cửu chiêu mộ dân Việt Nam lưu tán ở các xứ
Lập thành bảy xã thôn. Tương truyền ở đây thường có Tiên nữ xuất hiện tắm trên sông, do đó mới đặt tên vùng đất mới khai khẩn là Hà Tiên (Tiên trên sông).
Có tài liệu cho rằng, Mạc Cửu bỏ tiền ra mua chức quan Ốc Nha và cai quản luôn xứ này. Mạc Cửu xuất thân là một thương nhân đất Quảng Đông, là người có óc tổ chức kinh doanh nên ông chiêu tập dân xiêu tán người Hoa, Việt mở phố xá, xây thành lũy, đẩy mạnh khai hoang lập ra bảy thôn trải dài ven biển từ Kompong Som (Chân Lạp) kéo dài đến tận Cà Mau. Với chủ trương để cho dân khai hoang tự do, không thu tô thuế, chỉ đứng ra tổ chức mua sản phẩm để bán lại cho khách buôn. Chính điều này đã qui tụ dân cư đến Mang Khảm ngày càng đông. Ghe thuyền các nơi, kể cả nước ngoài đến mua bán tấp nập. Sự thịnh vượng khiến cho vùng đất này gặp tai họa. Trong khoảng thời gian từ 1687- 1688, quân Xiêm vào cướp phá Mường Khảm, bắt Mạc Cửu đưa về Xiêm giam ở Vạn Tuế Sơn. Sau đó, ông trốn về Lũng Kỳ (Lũng Cả), dân xiêu tán tụ về với ông ngày một đông, nhưng do địa thế chật hẹp, năm 1700, ông trở về Phương Thành (Hà Tiên).
Năm 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm, Long Kỳ, Cần Bột, Hương Úc, Sài Mạt, Lình Quỳnh và Phú Quốc (đảo Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Cảng Khẩu (còn gọi là Mán Khảm, Kan Kao, Căn Khẩu, Căn Kháo, Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có). Lúc này ở Gia Định, các chúa Nguyễn đã lập xong phủ Gia Định. Người Việt và người Hoa đang định cư yên ổn. Nhận thấy muốn tồn tại phải có thế lực đủ mạnh để bảo vệ, che chở cho lãnh địa mà ông đã dày công gây dựng. Sau khi cân nhắc, năm 1708 Mạc Cửu cùng thuộc hạ là Lý Xá, Trương Cầu đem lễ vật đến xin thần phục.
Việc này, trong Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép:
Thạch Động thôn vân (Động đá nuốt mây) - trong “Hà Tiên thập cảnh”
Sau khi Mạc Cửu mất, con ông là Mạc Thiên Tứ được chúa Nguyễn cho nối nghiệp cha vào năm 1735 và ông đã hết lòng phụng sự cơ nghiệp nhà chúa. Ông đã giúp chúa Nguyễn trong việc phòng giữ sự xâm lăng của quân Xiêm La, Chân Lạp và bọn cướp biển, ngoài ra còn giúp mở mang phát triển kinh tế vùng này.
Năm 1756, ông đã thi hành nhiệm vụ của một đặc sứ và giúp chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ miền Cửu Long. Dưới sự dẫn dắt của Mạc Thiên Tứ, lần lượt hai đời vua Chân Lạp là Nặc Nguyên và Nặc Tôn đều thần phục chúa Nguyễn, dâng cho chúa Nguyễn đất Tầm Bôn (Tân An bây giờ), Lôi Lạp (Gò Công) và Kampong Luôn (Tầm Phong Long).
Vào thời điểm đó có thể nói vùng Hà Tiên bao gồm cả vùng Hậu Giang ngày nay phát triển được về kinh tế và xã hội đều nhờ công của Mạc Thiên Tứ. Tại thủ phủ Hà Tiên, Mạc Thiên tứ đã thành lập “Tao Đàn Chiêu Anh Các ( https://hesinhthaigbi.vn/4b4b970a9dH4543 )” là nơi gặp gỡ giao lưu các thi nhân, danh sĩ, tạo nên một nền văn học thi ca rực rỡ danh tiếng bậc nhất miền Nam.
Ảnh hưởng của nhóm Chiêu Anh Các lan rộng ra khỏi phạm vi trấn Hà Tiên. Danh sĩ Nguyễn Cư Trinh ở Gia Định cũng thường xuyên đến Hà Tiên gặp gỡ xướng họa với các thi hữu trong Chiêu Anh Các. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Mạc Thiên Tứ là “Hà Tiên thập vịnh”- vịnh về mười cảnh đẹp nhất của Hà Tiên. Được Mạc Thiên Tứ cho khắc in năm 1737 bao gồm: