Tiến trình hội nhập Kinh tế quốc tế của hầu hết các quốc gia trên toàn cầu đã, đang và sẽ thúc đẩy thế giới này chuyển đổi không ngừng trên căn bản nền kinh tế xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, làm cho phúc lợi gia tăng nhiều hơn nhưng rủi ro song hành cũng không ít.
Điều đó kéo theo môi trường kinh doanh nói chung cũng biến động liên tục theo xu hướng ngày càng hiện đại và thuận lợi hơn nhưng cũng phức tạp và rủi ro hơn rất nhiều. Từ đó, vấn đề đặt ra là những người trẻ tuổi phải phát triển tư duy kinh doanh thế nào cho phù hợp? Phải nắm được những kiến thức và kỹ năng quản lý hiện đại nào để có thể điều hành doanh nghiệp thích ứng tốt với những biến động của môi trường, đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển đi lên một cách bền vững.
Bên cạnh những cơ sở lý thuyết hiện đại xâu chuỗi mạch lạc các điểm trọng yếu trong quá trình nhận thức cơ hội phát triển kinh doanh, khởi nghiệp và tổ chức quản lý doanh nghiệp một cách khoa học nhằm giành được ưu thế trên thị trường, vừa thu được lợi ích cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo tốt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội để phát triển bền vững, quyển sách còn cung cấp nhiều kịch bản nghiên cứu tình huống phong phú nhằm giúp người học rèn luyện tốt về kỹ năng thực hành.
PHẦN 1: KINH DOANH TRONG MỘT THẾ GIỚI LUÔN THAY ĐỔI
CHƯƠNG 1: TÍNH BIẾN ĐỘNG CỦA KINH DOANH VÀ KINH TẾ HỌC
PHỤ LỤC A: CÁC NGUYÊN TẮC HƯỚNG DẪN ĐỂ PHÁT TRIỂN MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH
CHƯƠNG 2: ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG KINH DOANH
CHƯƠNG 3: KINH DOANH TRONG MỘT THẾ GIỚI KHÔNG BIÊN GIỚI
PHẦN 2: THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN MỘT DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN CẤU TRÚC TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 5: DOANH NGHIỆP NHỎ, KHỞI NGHIỆP, VÀ NHƯỢNG QUYỀN
PHẦN 3: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG VÀ CẠNH TRANH
CHƯƠNG 6: BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ
CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC, LÀM VIỆC THEO ĐỘI, VÀ TRUYỀN THÔNG
CHƯƠNG 8: QUẢN TRỊ VẬN HÀNH DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT
PHẦN 4: TẠO LỢI THẾ NGUỒN NHÂN LỰC
CHƯƠNG 9: ĐỘNG VIÊN NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG
CHƯƠNG 10: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
PHỤ LỤC B: KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP CÁ NHÂN
PHẦN 5: MARKETING: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ
CHƯƠNG 11: MARKETING THEO ĐỊNH HƯỚNG KHÁCH HÀNG
CHƯƠNG 12: CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING
CHƯƠNG 13: MARKETING KỸ THUẬT SỐ VÀ MẠNG XÃ HỘI
PHẦN 6: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 14: HẠCH TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 15: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ
CHƯƠNG 16: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
PHỤ LỤC C: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
PHỤ LỤC A: CÁC NGUYÊN TẮC HƯỚNG DẪN ĐỂ PHÁT TRIỂN MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH
Những hướng dẫn này là dành cho Bạn để thực hiện kế hoạch kinh doanh giả định về một loại hình sản phẩm/dịch vụ/hình thức kinh doanh mà bạn lựa chọn. Ở cuối mỗi chương, sẽ có phần “Xây dựng kế hoạch kinh doanh của Bạn” để trợ giúp bạn trong việc phát triển kế hoạch kinh doanh.
MÔ TẢ VIỆC KINH DOANH: Phần này bao gồm một cái nhìn tổng quan về hàng hóa, dịch vụ đang có sẵn có hay hàng hóa, dịch vụ, hình thức kinh doanh mà Bạn sẽ bắt đầu. Việc này bao gồm phát triển một sứ mạng (lý do tồn tại, mục tiêu tổng quan của doanh nghiệp) và các lập luận cho việc tại sao bạn tin rằng doanh nghiệp này sẽ thành công. Tầm nhìn của bạn cho sản phẩm, loại hình kinh doanh được đề xuất này là gì?
KẾ HOẠCH MARKETING: (Kế hoạch marketing sẽ được phát triển thêm khi kế hoạch kinh doanh được tiến triển hơn). Phần này đòi hỏi mô tả về sản phẩm, việc kinh doanh của Bạn. Xác định thị trường mục tiêu và phát triển chiến lược để thu hút sự chú ý của khách hàng. Đánh giá về địa điểm kinh doanh mà bạn chọn. Mô tả cách thức bạn sẽ xúc tiến việc kinh doanh mới mẻ này và đưa ra lập luận cho chiến lược giá của bạn. Lựa chọn một cái tên cho công ty. Tên cần nghe có vẻ thu hút nhưng phải liên quan đến giá trị, năng lực của doanh nghiệp.
PHÂN TÍCH CẠNH TRANH: Xác định việc cạnh tranh càng rộng càng tốt. Lập luận tại sao doanh nghiệp sẽ thành công ở thị trường đã chọn.
TÓM TẮT: Phần tóm tắt này xuất hiện đầu tiên nhưng được viết cuối cùng.
MÔ TẢ KINH DOANH: Phần này đòi hỏi việc mở rộng phần thân của kế hoạch kinh doanh, bao gồm các tài liệu trong bản đề cương sơ bộ với nhiều dữ liệu, biểu đồ và phụ lục hơn. Bao gồm thêm một bản mô tả về loại hình doanh nghiệp, là hợp tác với đối tác hay doanh nghiệp độc lập, và lập luận cho loại hình kinh doanh được chọn.
PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ THỊ TRƯỜNG: Một phân tích về ngành bao gồm tỷ lệ tăng trưởng của ngành và số lượng các công ty mới thâm nhập vào ngành là cần thiết. Xác định những biến số không thể kiểm soát được trong ngành. Đưa ra một ước lượng về kích thước thực tế của thị trường tiềm năng. Điều này đòi hỏi sự diễn giải dữ liệu từ cuộc điều tra dân số, cũng như từ nguồn thông tin địa phương, chẳng hạn như phòng thương mại.
PHÂN TÍCH CẠNH TRANH: Bao gồm một danh sách các đối thủ cạnh tranh chính và phụ, cùng với lợi thế cạnh tranh của mỗi đối thủ.
CHIẾN LƯỢC MARKETING: Các đặc trưng cụ thể của thị trường mục tiêu cần được phát triển. Các quyết định về marketing hỗn hợp cần được thực hiện.
– Giá cả: Giá tại thị trường kinh doanh, thị trường cấp thấp, thị trường cao cấp
– Xúc tiến: Đại diện bán hàng, ngân sách quảng cáo, việc sử dụng xúc tiến bán hàng, và mức độ nhận biết/uy tín
– Phân phối: Lập luận cho các lựa chọn và mức độ phân phối
– Sản phẩm, dịch vụ: Một lập luận cụ thể cho các nhận thức về lợi thế khác biệt mà sản phẩm của bạn cung cấp.
CÁC VẤN ĐỀ VẬN HÀNH: Bạn sẽ sản xuất và cung cấp sản phẩm của bạn thế nào? Lập luận về địa điểm, loại hình cơ sở vật chất, các cân nhắc về thuê tài chính, về các nhà cung ứng cân được đề cập chi tiết. Các phần mềm, phần cứng cần thiết để duy trì việc vận hành cũng cần phải được xác định.
CÁC YÊU CẦU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC: Số lượng và mô tả về nhân sự cần thiết, bao gồm cả yêu cầu thực tế về bằng cấp và kỹ năng
DỰ TOÁN TÀI CHÍNH: Bảng kê về dòng tiền phải được chuẩn bị cho 12 tháng đầu tiên của việc kinh doanh. Bảng kê này phải bao gồm các chi phí khởi nghiệp, chi phí khai trương, và dự toán các dòng tiền ra và vào. Một sự phân tích điểm hòa vốn cũng nên được bao gồm, cũng với sự giải thích về các chi phí tài chính dự kiến của bạn…