Nấm Đông Trùng chính là tên khác của “Đông trùng hạ thảo” được đặt theo sự sinh trưởng có 1-0-2 của chúng. Chúng sinh trưởng và phát triển nhờ kí sinh và hấp thụ chất dinh dưỡng của ấu trùng. Mùa hè, côn trùng vật chủ chết đi, để lại những sợi nấm quý. Người ta dùng nấm Đông Trùng ăn lẩu, làm thuốc, chữa bệnh,….
Nấm đông trùng hạ thảo nổi danh trong cả Ẩm thực và Đông y. Trong ẩm thực đây được xem như là nguyên liệu nấu ăn ngon, được chế biến thành nhiều món khác nhau. Trong đông y đông trùng hạ thảo chiếm giữ vai trò quan trọng trong sức khỏe của mọi người. Loại nấm này còn được nghiên cứu thành nhiều loại chế phẩm khác nhau có tác dung quý giá đối với sức khỏe của con người.
Đông trùng hạ thảo sinh trưởng và phát triển tại vùng cao nguyên 4000-5000 mét so với mặt nước biển và hút tinh túy từ mạch nước ngầm trong sạch.
Khi lựa chọn nấm đông trùng ăn lẩu, người ta chọn loại nấm khô có độ dai, mềm đặc trưng, khi nhúng lẩu cho hương vị đậm đà.
Vào mùa đông, loài bướm này đẻ trứng, trứng nở thành các ấu trùng sâu non, chúng vùi mình vào những vùng đất tơi xốp để bắt đầu tìm chỗ ngủ đông.
Khi ấu trùng ăn phải bào tử nấm hoặc nhiễm nấm qua các lỗ thở, nấm sẽ sinh sôi mạnh mẽ, bắt đầu xâm chiếm các mô tế bào, ăn hết chất dinh dưỡng bên trong cơ thể ấu trùng và làm chết sâu non.
Khi mùa hè tới, nấm bắt đầu mọc ra khỏi thân sâu, dần phát triển thành hình dạng cây nấm và phát tán các bào tử nấm để chuẩn bị cho cuộc đi săn ấu trùng vào mùa đông tới.
Tên gọi Đông trùng có nghĩa là những con sâu sống vào mùa đông, còn Hạ thảo là loài cây cỏ phát triển vào mùa hè, chỉ sự biến chuyển từ hình thái động vật sang thực vật của loài nấm dược liệu này.
Hình dạng bên ngoài khi đông trùng hạ thảo còn tươi trông giống như những con sâu, đuôi sâu là một cành nhỏ có lá. Phần "lá" được tạo thành do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non, nhìn giống như ngón tay dài từ 4 - 11cm. Mặt khác, đầu sâu non dài chừng 3 - 5cm, giống như con tằm.
Khi đông trùng hạ thảo được sấy khô sẽ có màu vàng nâu, vàng sậm hoặc màu cà phê tùy thuộc vào phương pháp phơi sấy. Chúng có mùi tanh như mùi cá biển, vị đắng nhẹ, nếu đốt lên thì có mùi thơm dìu dịu.
Trong tự nhiên, đông trùng hạ thảo được tìm thấy trên những ngọn núi cao 4.000 - 5.000m ở Tây Tạng, Trung Quốc, Bhutan và đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền Trung Hoa và Tây Tạng như một loại dược liệu quý.
Tuy nhiên, do giá trị kinh tế mà đông trùng hạ thảo mang lại rất cao khiến các hoạt động khai thác tràn lan, không có kế hoạch làm cho loài nấm này đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam, người ta đã áp dụng thành công những phương pháp nuôi cấy đông trùng hạ thảo.
Quá trình sản xuất chỉ mất khoảng 3 tháng để cho ra những sản phẩm đông trùng hạ thảo nhân tạo có công dụng đạt 70 – 80% so với sản phẩm tự nhiên và giá thành thấp hơn rất nhiều.
Vì vậy, đông trùng hạ thảo nhân tạo trở thành một mặt hàng được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, tin dùng và thường được làm món quà biếu sang trọng hoặc thực phẩm bồi bổ sức khỏe hiệu quả.
Các nhà khoa học cho rằng sử dụng đông trùng hạ thảo có khả năng giúp cơ thể sản xuất phân tử adenosine triphosphate (ATP) nhiều hơn. Đây là chất cần thiết để cung cấp năng lượng, hỗ trợ cơ thể sử dụng oxy tốt hơn, đặc biệt là trong khi tập thể dục.
Một nghiên cứu khác cũng đã nghiên cứu sự tác động của hỗn hợp chứa đông trùng hạ thảo đối với hiệu suất tập thể dục ở những người trẻ tuổi. Sau ba tuần, tốc độ tiêu thụ oxy tối đa (VO2) của những người tham gia đã tăng 11% so với việc dùng giả dược.
Tuy nhiên, vài nghiên cứu ở thời điểm hiện tại cho thấy, đối với các vận động viên chuyên nghiệp, sử dụng đông trùng hạ thảo không có hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện hiệu suất tập thể dục của họ.
Các nhà nghiên cứu tin rằng hàm lượng các chất chống oxy hóa trong đông trùng hạ thảo có tiềm năng chống lão hóa. Chất chống oxy hóa là các phân tử có khả năng chống lại tổn thương tế bào bằng cách trung hòa các gốc tự do - là nguyên nhân gây ra lão hoá và nhiều bệnh tật.
Một số thí nghiệm trên chuột già đã phát hiện ra rằng đông trùng hạ thảo làm tăng chất chống oxy hóa, giúp cải thiện trí nhớ và chức năng tình dục. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, so với những con chuột được cho uống giả dược thì những con chuột được cho uống đông trùng hạ thảo đã sống lâu hơn vài tháng.
Bên cạnh đó, có một nghiên cứu tiến hành trên ruồi giấm cũng kết luận rằng đông trùng hạ thảo đã kéo dài tuổi thọ cho loài này.
Tuy có nhiều thí nghiệm kết luận về khả năng chống lão hoá của đông trùng hạ thảo, nhưng vẫn cần tiến hành thêm các nghiên cứu chuyên sâu trên cơ thể người.
Trong đông trùng hạ thảo có chứa một loại đường đặc biệt có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường. Tiểu đường là một căn bệnh mà khi đó cơ thể không sản xuất hoặc không phản ứng với hormone insulin - loại hormone giúp vận chuyển đường glucose vào tế bào để tạo năng lượng.
Khi cơ thể không phản ứng được với insulin hoặc không sản xuất đủ insulin, glucose sẽ không thể đi vào các tế bào mà nằm lại trong máu. Theo thời gian, quá nhiều glucose trong máu có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Điều đặc biệt là đông trùng hạ thảo có thể bắt chước hoạt động của insulin nên nó giữ cho lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh, bình thường.
Trong một số nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường, đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu. Một số bằng chứng cho thấy rằng loại dược liệu này cũng có thể giúp chống lại bệnh thận, một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường.
Tiềm năng làm chậm sự phát triển các khối u của đông trùng hạ thảo đã thu hút được nhiều sự quan tâm của thế giới trong những năm gần đây.
Trên thực tế, y học Trung Quốc sử dụng đông trùng hạ thảo để điều trị chứng loạn nhịp tim - khi nhịp tim quá chậm, quá nhanh hoặc không đều.
Một thí nghiệm cho thấy dùng đông trùng hạ thảo đã làm giảm đáng kể nguy cơ suy tim và chấn thương tim ở chuột mắc bệnh thận mãn tính. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhờ hàm lượng adenosine - một hợp chất tự nhiên có tác dụng bảo vệ tim có trong đông trùng hạ thảo, vì vậy dược liệu này rất tốt cho tim mạch.
Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo cũng có tác dụng tích cực đối với cholesterol. Nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo làm giảm cholesterol LDL có hại và triglyceride.
Đông trùng hạ thảo được cho là giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể,
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi các tế bào của người tiếp xúc với đông trùng hạ thảo, các protein làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể sẽ bị ức chế. Nhờ những tác dụng tiềm năng này, các nhà nghiên cứu tin rằng đông trùng hạ thảo có thể dùng như một loại thuốc hoặc chất bổ sung để chống viêm hiệu quả.
Sau đây là ý kiến của người tiêu dùng đánh giá sau khi sử dụng sản phẩm.
Anh Trưởng: Chủ cơ sở: Sau qua trình nghiên cứu hơn 2 năm, với nhiều thất bại. Nhưng Trưởng Đại Thành không nản lòng, đi học hỏi khắp nơi, và trời không phụ người có lòng, Nấm Đông Trùng Hạ Thảo đã thành công nuôi trồng, và cung cấp nguồn sản phẩm chất lượng cao, xanh, sạch cho mọi nhà.
Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất, áp dụng cho loại đông trùng hạ thảo khô. Cách ăn này giúp bạn có thể giúp tiếp nhận toàn bộ dưỡng chất có trong dược liệu này mà vẫn bảo đảm an toàn, vệ sinh do sản phẩm đã được sơ chế, sấy khô và làm sạch nên bạn cứ an tâm mà sử dụng nhé.
Bạn chỉ cần lấy một lượng đông trùng hạ thảo khô vừa đủ ăn, ngâm 3 phút trong nước ấm khoảng 60 độ C là có thể thưởng thức được rồi. Hương vị của dược liệu này beo béo không quá khó ăn, với người vị giác tinh nhạy có thể cảm được hậu vị đắng nhẹ.
Bạn lấy 1.5 - 3gr dạng khô hoặc 3 - 5gr dạng tươi rồi cho vào ấm trà, thêm một ít nước sôi (80 - 100 độ C) vào 15 - 30 giây tráng sơ qua, rồi cho vào một lượng nước sôi vừa đủ, hãm trong vòng 30 phút và dùng khi còn ấm nóng.
Uống trà đông trùng hạ thảo giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, khí huyết lưu thông, tinh thần minh mẫn từ đó giúp bạn tăng khả năng tập trung làm việc.
Rượu đông trùng hạ thảo có tác dụng kích thích tiêu hóa, trị đau thắt lưng, cải thiện sinh lý với nam giới. Đông trùng hạ thảo ngâm rượu theo 3 cách sau:
Rượu trắng + đông trùng hạ thảoRượu trắng + đông trùng hạ thảo + nhân sâm + dược liệu khácRượu trắng + đông trùng hạ thảo + kỷ tử
Với cách 1, bạn ngâm 3 - 5gr đông trùng hạ thảo dạng khô hoặc 10 - 15gr dạng tươi với 0.75 - 1 lít rượu trắng (35% độ cồn) trong vòng 30 ngày là có thể dùng được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua rượu đông trùng hạ thảo được bán sẵn trên thị trường nhé. Bạn nên uống vào bữa trưa hoặc trước giờ ăn tối, mỗi ngày không nên uống quá 20ml rượu.
Ngâm 10 - 15gr loại tươi hoặc 3 - 5g loại khô với 0.75 - 1 lít mật ong nguyên chất trong 10 - 15 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày lấy 2/3 - 1 thìa canh hỗn hợp ngâm pha loãng với nước ấm, uống vào buổi sáng trước khi ăn hoặc buổi tối trước khi ngủ.
Cách uống đông trùng hạ thảo ngâm mật ong rất phù hợp cho phái nữ để làm đẹp. Ngoài ra, với người bị mắc bệnh về hô hấp như hen suyễn, ho khan, ho có đờm,… dùng cũng sẽ cải thiện rất tốt, đồng thời giúp kích thích tiêu hóa, bảo vệ dạ dày.
Sau khi nấu cháo xong, bạn lấy 3 - 5gr đông trùng hạ thảo tươi cho vào. Không nên thêm trùng thảo vào lúc nấu vì sẽ làm mất tác dụng vốn có của nó.
Đây là cách sử dụng tốt nhất dành cho những người đau ốm, bị mất sức, mới bệnh dậy hoặc đang trong thời gian điều trị bệnh mà không ăn được đồ cứng.
Khi nấu món canh hoặc món hầm, bạn lấy 1.5 - 3gr dạng khô hoặc 3 - 5gr dạng tươi cho vào nồi, đun nhỏ lửa để hạn chế bị mất các chất dinh dưỡng.
Dùng canh hầm có đông trùng hạ thảo sẽ giúp làm đẹp da, chống lão hoá, giúp khí huyết lưu thông, đau thắt lưng và đầu gối, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt hoặc cải thiện chức năng sinh lý cho nam giới.
Một số người khi dùng đông trùng hạ thảo sẽ gặp các tác dụng phụ như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc khô miệng, một số người còn cảm nhận được vị kim loại sau một thời gian dài sử dụng đông trùng hạ thảo.
Người đang điều trị bệnh tiểu đường và người đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên sử dụng đông trùng hạ thảo vì chúng có thể gây hạ đường huyết, tăng nguy cơ chảy máu hoặc khiến da dễ bị bầm tím.
Nếu bạn được lên lịch phẫu thuật, cần phải ngưng sử dụng đông trùng hạ thảo ít nhất hai tuần trước cuộc phẫu thuật để tránh chảy máu quá nhiều.
Do hiện nay vẫn còn thiếu những nghiên cứu về tính an toàn của đông trùng hạ thảo khi sử dụng trong một thời gian dài, nên những đối tượng dễ xảy ra nguy cơ dị ứng như trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên sử dụng các sản phẩm đông trùng hạ thảo.
Thảo dược - Dược liệu bị mốc là một trong những điều cấm kỵ lớn của y học cổ truyền cũng như với y học hiện đại vì nó có thể gây nên những hệ lụy không lường trước được. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe của gia đình và bản thân trong quá trình sử dụng loại dược liệu này, người mua cần có những kiến thức để nhận biết đông trùng hạ thảo có bị nấm mốc hay không.
Để nhận biết đông trùng hạ thảo có mốc hay không, khi quan sát bạn nên dựa vào những dấu hiệu sau
So với đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng khô thường khó bị phát hiện hơn, do một phần nấm mốc không phát triển mạnh trên bề mặt, phần khác là do tâm lý chủ quan đồ khô khó có thể bị mốc. Vì vậy nên không nhiều người quan tâm, chỉ đến khi đông trùng đã bị mốc đen, đổi màu mới phát hiện được.
Bạn có thể tìm mua đông trùng hạ thảo ở các trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu, các hiệu thuốc lớn, cửa hàng dược thảo, siêu thị hàng nhập khẩu hoặc các trang thương mại điện tử.
Để mua được đông trùng hạ thảo chất lượng, bạn cần tham khảo kỹ các thông tin về hàng hoá trước khi mua. Nên lựa chọn mua tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
Tuỳ vào loại đông trùng hạ thảo bạn cần mua mà cần chú ý thêm các đặc điểm sau: