Khi bạn có vết thương hở liệu có ăn nước mắm được không là một thắc mắc của nhiều người. Bài viết này 1shop.vn sẽ giúp bạn khám phá vấn đề này.
Vết thương hở là tình trạng da bị rách và lộ mô bên trong, nguyên nhân gây ra có thể do nhiều vấn đề như tai nạn, chấn thương hoặc bệnh tật. Những vết thương ngoài da này tùy vào cơ địa và mức độ của vết thương mà người bị có thể cần kiêng kem một số thực phẩm nhất định để giúp vết thương nhanh lành.
Nước mắm là một loại gia vị truyền thống của Việt Nam và các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Nước mắm vừa là nước chấm các món ăn như thịt luộc, rau luộc, cá chiên..., hay gia vị tẩm ướp trong các món cá kho, thịt kho, mực xào... vừa là nguyên liệu chế biến các món như mắm tôm, mắm ruốc. Nước mắm chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Quan niệm dân gian cho rằng, khi có vết thương hở nên kiêng nước mắm vì vị mặn có thể gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc làm kích ứng vết thương. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học hiện nay, chưa có bằng chứng cụ thể nào xác định nước mắm gây ảnh hưởng xấu cho vết thương hở.
Ngược lại, với hàm lượng protein dồi dào, nước mắm có thể giúp vết thương hồi phục nhanh hơn. Các vitamin và khoáng chất trong nước mắm cũng cần thiết cho cơ thể. Khi bạn tiêu thụ nước mắm đúng cách, vừa phải cũng sẽ không gây ảnh hưởng tới vết thương, nhưng cần lưu ý:
Người bị vết thương hở không cần tuyệt đối kiêng nước mắm, nhưng nên sử dụng một cách hợp lý và thận trọng, quan trọng là sử dụng đúng liều lượng và đúng thời điểm.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm lành vết thương hở. Một số thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc làm ảnh hưởng tới vết thương, gây nguy cơ bị sẹo... Dưới đây là những món ăn bạn không nên ăn khi có vết thương hở:
Dù giàu protein và hỗ trợ vết thương nhanh hồi phục, nhưng thịt bò lại chứa hàm lượng collagen cao, khiến da dễ kéo căng, làm da tối màu và dẫn đến sẹo lồi, nếu bạn tiêu thụ nó khi đang lên da non. Thêm vào đó, thịt bò cũng có thể tăng khả năng mưng mủ, sưng viêm do nó có tính nóng.
Trứng chứa hàm lượng protein dồi dào, nhưng albumin trong trứng có thể tăng cường tổng hợp collagen quá nhiều, dẫn đến nguy cơ bị sẹo lồi trên da. Trứng cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng, nên bạn không nên tiêu nó trong giai đoạn này.
Thịt gà chứa các thành phần có thể gây nên tình trạng sưng viêm, khiến vết thương bị kích ứng, ngứa ngáy và khó chịu. Đặc biệt, nếu da bạn đang trong giai đoạn lên da non, thịt gà còn có thể gây bong tróc, làm ảnh hưởng đến việc tái tạo da, do đó bạn không nên ăn thịt gà lúc này.
Hải sản như tôm, cua, cá,... không chỉ dễ gây dị ứng mà còn chứa nhiều histamine, có thể làm vết thương bị dị ứng, ngứa, hay gây làm vết thương bị lồi lên và dễ để lại sẹo. Các loại hải sản có tính hàn cũng có thể khiến vết thương bị sưng mủ, sưng viêm và kéo dài thời gian hồi phục.
Gạo nếp như xôi, bánh tét, bánh chưng,... có tính nóng, dễ gây sưng mủ ở vết thương hở. Đặc tính dẻo của nếp khiến các vết thương lâu lành hơn, nên khi đang có vết thương hở bạn tuyệt đối không ăn đồ nếp hay các món ăn làm từ gạo nếp nhé!
Rau muống có thể làm cho vết thương của bạn bị lồi và tăng nguy cơ hình thành sẹo. Khi da đang lên da non mà ăn rau muống, thì vết thương có thể bị ngứa ngáy, khó chịu.
Khi bị vết thương hở, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn và hạn chế để lại sẹo. Bạn nên tránh những thực phẩm nói trên để vết thương nhanh lành.
Bên cạnh việc tránh những thực phẩm nói trên, thì việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp vết thương hồi phục nhanh hơn và giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo. Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà khi có vết thương hở bạn có thể ăn:
Vitamin A có khả năng chống oxy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Loại vitamin này cũng hỗ trợ rút ngắn thời gian phục hồi. Các thực phẩm bổ sung nguồn vitamin A dồi dào mà bạn có thể thêm vào thực đơn như cà rốt, bí đỏ, hay cà chua...
Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp củng cố miễn dịch và ngừa nhiễm khuẩn. Quan trọng hơn, loại vitamin này còn giúp vết thương nhanh hồi phục. Những loại trái cây vừa ngon vừa giàu vitamin C như ổi, cam, bưởi, dâu tây, chanh...
Protein đóng vai trò thiết yếu trong việc sản sinh tế bào mới, giúp vết thương nhanh lành. Bạn có thể nạp protein cho cơ thể từ cá, sữa, phô mai, hay các loại đậu như đậu nành, đậu Hà Lan, đậu tây...
Thực phẩm chứa nhiều vitamin K mà bạn có thể bổ sung như súp lơ, rau chân vịt, rau diếp, quả bơ, kiwi... Dưỡng chất này cần thiết cho hoạt động đông máu, giúp vết thương nhanh hồi phục.
Kẽm là khoáng chất quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch và góp phần vào hoạt động tổng hợp collagen, nhờ đó mà nó có thể giúp rút ngắn thời gian vết thương hồi phục. Các thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt...
Do đó, bạn hãy xây dựng chế độ ăn khoa học, kết hợp chăm sóc vết thương kỹ càng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và hạn chế sẹo hình thành.