Nước mắm Hồng Đức 1 là một trong những thương hiệu nước mắm nổi tiếng nhất ở Phú Quốc. Quy trình sản xuất nước mắm được thực hiện theo phương pháp truyền thống, đảm bảo giữ được hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của nước mắm.
ĐẬM ĐÀ BẢN CHẤT TRUYỀN THỐNG!
Nước mắm Hồng Đức 1 là một trong những thương hiệu nước mắm nổi tiếng nhất ở Phú Quốc. Nước mắm được sản xuất từ cá cơm than, một loại cá cơm có chất lượng cao, được đánh bắt ở vùng biển Phú Quốc. Quy trình sản xuất nước mắm Hồng Đức 1 được thực hiện theo phương pháp truyền thống, đảm bảo giữ được hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của nước mắm.
Nước mắm Hồng Đức 1 đã đạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, là niềm tự hào của người dân Phú Quốc.
Nghề làm nước mắm là một trong những nghề truyền thống lâu đời của người Việt ở những vùng ven biển. Nghề làm nước mắm Phú Quốc (phường Dương Đông và An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) nổi tiếng hàng trăm năm nay, được truyền lại cho con cháu, đến nay đã qua năm, sáu thế hệ. Theo một số tài liệu của người Pháp, Phú Quốc là một trung tâm nước mắm nổi tiếng của Việt Nam và Đông Nam Á. Từ cuối thế kỷ XIX, nghề đánh cá ven biển ở Phú Quốc gắn với nghề làm nước mắm với qui mô lớn, bảo đảm đời sống cho hàng ngàn cư dân.
Nghề làm nước mắm Phú Quốc đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, áp dụng khoa học kỹ thuật vào một số công đoạn sản xuất nhưng vẫn giữ được hương vị nước mắm truyền thống với bí quyết gia truyền. Có 3 phương pháp chế biến nước mắm truyền thống cơ bản, đó là: phương pháp đánh khuấy, gài nén và hỗn hợp gài nén và đánh khuấy.
Ở Phú Quốc, các hộ làm nước mắm phải xây dựng riêng một khu nhà chuyên dùng cho việc chế biến nước mắm gọi là “nhà thùng”. Tùy theo điều kiện kinh tế và sự phát triển kinh doanh các hộ xây dựng quy mô “nhà thùng” có diện tích chứa được vài chục đến hơn trăm thùng và khu công trình phụ phục vụ cho việc sản xuất. Nhiều “nhà thùng” có đội ghe đánh bắt cá cơm, có cả bến tàu để vận chuyển cá lên nhà thùng và có truyền thống lâu nhất là 6 đời, mới nhất là 3 đời.
Nguyên liệu làm mắm là cá cơm (nguyên liệu chính), muối, phụ gia bổ sung. Cá cơm có nhiều loại: sọc tiêu, sọc phấn, phấn chì, cơm đỏ, cơm lép, cơm than. Cá cơm sọc tiêu và cơm than là hai loại cho ra nước mắm ngon nhất. Để làm ra sản phẩm nước mắm ngon phải là loại cá cơm tươi, cá mới đánh bắt ngoài biển để làm nguyên liệu, vì cá cơm nhỏ dễ phân hủy và không có vảy, nếu dùng cá cơm không tươi thời gian phân hủy sẽ mau hơn nhưng nước mắm sẽ không thơm ngon và không đẹp màu, nếu độ tươi và đồng nhất về chủng loại của cá cao thì hàm lượng đạm trong nước mắm sẽ cao.
Muối phải là loại muối hạt trắng, ít tạp chất. Muối hiện nay được mua từ Phú Hài (Phan Thiết), Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phụ gia bổ sung là các chất điều vị và đường để bổ sung vào nước mắm có độ đạm thấp, dưới 30°N, do sản phẩm có nồng độ muối cao. Trước năm 1975, các “nhà thùng” sử dụng đường thẻ (đường đen đóng thành từng miếng) để làm phẩm màu dùng chế biến nước mắm ngang (còn gọi là nước mắm thấp đạm). Sau năm 1975, họ dùng các chất điều vị, tạo ngọt bổ sung vào nước mắm có nồng độ thấp với liều lượng theo quy định của Nhà nước.
Nước mắm Phú Quốc có màu nâu vàng đến nâu cánh gián, trong suốt không vẩn đục; mùi thơm nhẹ; vị mặn, ngọt đậm kèm theo vị béo, ngọt của đạm tự nhiên và chất béo mỡ cá; độ đạm từ 20gN/lít đến 43gN/lít.
Nước mắm Phú Quốc là sự kết hợp của nhiều yếu tố như: chất lượng cá, muối, nguồn nước, khí hậu đặc biệt ở đảo Phú Quốc, cách thức chăm sóc mắm và kinh nghiệm của người làm nước mắm được tích lũy qua nhiều thế hệ.
Nghề làm nước mắm Phú Quốc gắn với biển nên cũng gắn với tín ngưỡng liên quan đến biển như: tín ngưỡng thờ cá Ông, các vị thần biển, thờ Mẫu Thủy (bà Thủy hay còn gọi là tục thờ Bà Cậu). Ở Phú Quốc có nhiều lăng thờ ông Nam Hải, trong đó có 3 điểm thờ lớn ở Dương Đông, Dương Tơ và An Thới; Miếu Bà Thủy Long (Dinh Bà Thủy Long - Dương Đông); Dinh Cậu, còn gọi là miếu Long Vương hay ghềnh Dinh Cậu, nằm trên một núi đá thấp nhô ra tại vàm sông Dương Đông (nên còn gọi là ghềnh hay đồi).
Nghề làm nước mắm Phú Quốc gắn liền với đời sống dân cư và sự phát triển của đảo nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung. Nghề làm nước mắm đã tác động đến đời sống kinh tế của một bộ phận dân cư sinh sống tại Phú Quốc và ngư dân đánh bắt cá cơm ở vùng biển Tây Nam. Nghề làm nước mắm Phú Quốc là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Nam. Trong quá trình di dân lập nghiệp, nghề được cư dân người Việt ở miền Trung mang theo và được được phát triển ở vùng đất mới Phú Quốc. Một trong những dấu ấn văn hóa đặc sắc đã được tiếp biến qua thời gian của cộng đồng dân cư Phú Quốc chính là văn hóa biển, với tục thờ cá Ông, thờ thần sông biển, văn hóa ẩm thực và kỹ thuật làm nước mắm. Nghề làm nước mắm thể hiện đặc trưng văn hóa của cư dân địa phương với những kinh nghiệm dân gian, bí quyết, kỹ thuật làm nước mắm được bảo lưu và trao truyền qua nhiều thế hệ. Nước mắm, ngoài làm gia vị, chế biến thức ăn còn là vị thuốc Đông y chữa các bệnh như: bình tâm an thần, hạ áp, bồi bổ cơ thể bị suy nhược, chữa bệnh bướu cổ, hen suyễn, đau nhức xương khớp, trẻ con gầy yếu, bệnh nấc cụt. Người dân Phú Quốc khi đi biển họ thường uống một chén nước mắm để tăng sinh lực, giữ ấm cho cơ thể khi lặn xuống biển sâu. Nghề làm nước mắm Phú Quốc có giá trị kinh tế và du lịch, thu hút khách tham quan tìm hiểu về văn hóa làng nghề.
Với giá trị tiêu biểu, Nghề làm nước mắm Phú Quốc được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1730/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 5 năm 2021.
Để xem tất cả sản phẩm mà chúng tôi đang kinh doanh, vui lòng nhấn vào liên kết bên dưới!
Những ngày đầu năm Kỷ Hợi, chúng tôi về Phú Quốc (Kiên Giang) thăm nhà thùng nước mắm nổi tiếng xứ đảo, nơi lưu giữ và phát triển truyền thống gia đình 6 đời làm nước mắm. Cứ cha truyền, con lại nối!
Xem chi tiết bài viết ở link bên dưới...
Nhắc đến nước mắm, người Việt thường nhớ đến “Đặc sản nước mắm Phú Quốc” – một thứ nước mắm đặc sản của vùng biển Phú Quốc màu mỡ. Và đối với người Việt, nước mắm được xem là một thứ thuốc quý.Nước mắm là một hỗn hợp muối với các acid amin, do quá trình phân hủy protein trong động vật thủy sinh (các loại cá nhỏ), có sự tham gia của hệ enzym trong ruột cá và vi khuẩn kỵ khí chịu mặn.Các loại nước mắm, đặc biệt là nước mắm Phú Quốc, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Việt Nam được dùng làm nước chấm hoặc gia vị chế biến món ăn. Ngoài làm thực phẩm, nước mắm nguyên chất cũng là vị thuốc trị bệnh.
Xem chi tiết bài viết ở link bên dưới...
TUYỂN DỤNG MỚI