Rong biển là một nguyên liệu giàu dinh dưỡng được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, tuy nhiên không phải ai cũng ăn được nó và cũng có một số thực phẩm không nên ăn cùng rong biển.
Rong biển không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Đối với cà rốt thì vitamin A trong rong biển cao hơn khoảng 2-3 lần, canxi trong rong biển nhiều hơn sữa bò tới 3 lần và vitamin B12 trong rong biển nhiều gấp 4 lần trứng.
Dưới đây là những tác dụng nổi bật của rong biển:
Rong biển được cho rằng, nó có thể giúp giảm tình trạng cao huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ, nhất là những người bị bệnh. Chất xơ và axit béo có lợi trong rong biển cũng góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn.
Rong biển là thực phẩm lý tưởng cho những ai đang muốn giảm cân hay muốn duy trì cân nặng. Thực phẩm này có lượng calo thấp, giàu chất xơ giúp duy trì trạng thái no lâu, giảm thèm ăn và kiểm soát lượng calo hiệu quả, đồng thời vitamin A thúc đẩy quá trình đốt cháy calo, giảm nguy cơ mỡ thừa tích tụ. Khi ăn rong biển, kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết có vai trò quan trọng trong việc sản sinh và điều tiết hormone tuyến giáp. Nhờ hàm lượng i-ốt dồi dào, rong biển giúp duy trì hoạt động ổn định của tuyến giáp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều, hãy ăn một lượng rong biển phù hợp với nhu cầu cơ thể để tránh gây dư thừa i ốt.
Ăn rong biển giúp bạn nạp i ốt cho cơ thể một cách tự nhiên, khi bổ sung đủ i ốt nó có thể giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuyến giáp như bướu cổ. Ngoài ra, các carbohydrate trong rong biển còn có khả năng giảm viêm, đồng thời magie lại giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hen suyễn và giảm đau đầu.
Rong biển chứa các hoạt chất giúp nhuận tràng, sau khi tiêu thụ, những thành phần này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và loại bỏ độc tố. Thói quen ăn rong biển còn giúp hỗ trợ đào thải mỡ thừa, chất thải, giúp thanh lọc máu tốt hơn, đặc biệt có lợi cho những người thường xuyên bị mụn nhọt hoặc nhiễm độc.
Rong biển khô là một nguồn chất xơ dồi dào, chứa tới 25-75% chất xơ, giúp làm mềm phân, giảm táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa. Polysaccharide sulfate trong rong biển giúp tạo điều kiện thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển, giúp cân bằng hệ vi sinh và củng cố miễn dịch cho hệ tiêu hóa.
Rong biển giúp giảm gánh nặng cho thận nhờ có lượng muối ít, khi ăn nó sẽ không khiến cơ thể nạp quá nhiều muối. Sử dụng rong biển thường xuyên cũng có thể góp phần giúp thận hoạt động hiệu quả hơn thông qua việc điều hóa huyết áp và đào thải độc tố.
Phụ nữ sau mãn kinh nên bổ sung rong biển vào thực đơn, điều này có thể giúp xoa tan căng thẳng, lo âu, và tình trạng khó ngủ. Rong biển giúp cân bằng hormone estrogen, từ đó làm dịu các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh này.
Rong biển là nguyên liệu được dùng trong nấu ăn, đây là một nguồn bổ sung nhiều chất xơ, chất đạm, omega 3, vitamin A, B2, B3, B5, C, D, E cùng các loại khoáng chất như canxi, magiê, kali, iốt, sắt, kẽm, đồng, selen, natri, mangan, phốt pho...
Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B9 (axit folic), đây là dưỡng chất có lợi cho bà bầu, giúp ngừa dị tật bẩm sinh.
Rong biển là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn rong biển. Dưới đây là những nhóm người không nên ăn rong biển:
Rong biển có hàm lượng i-ốt khá cao, đối với người có sức khỏe tốt ăn rong biển sẽ có nhiều lợi ích, nhưng người mắc bệnh cường giáp thì không nên tiêu thụ. Vì nó có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm hoặc tiền sử dị ứng hải sản, thì khi ăn rong biển nên cân nhắc kỹ, vì nó cũng có thể khiến bạn dị ứng. Các triệu chứng dị ứng thường gặp bao gồm nổi mẩn, đau bụng, buồn nôn và phát ban. Nếu bạn lần đầu ăn rong biển thì nên ăn một lượng nhỏ rồi kiểm tra phản ứng của cơ thể, nếu không có vấn đề gì thì có thể ăn bình thường.
Với những người đang gặp phải tình trạng mụn, nếu ăn rong biển có thể làm mất cân bằng nội tiết tố. Điều này dẫn đến tình trạng này trở nên nặng hơn, do đó, khi bị mụn bạn nên tránh ăn rong biển nhé!
Mỗi ngày trẻ từ 1-8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 0.09mg i-ốt, bà bầu và phụ nữ đang cho con bú chỉ nên tiêu thụ 0.22-0.27mg i-ốt/ngày. Trong khi đó, 100g rong biển chứa từ 1-1.8mg i-ốt. Vậy nên, không được ăn nhiều hơn 100g rong biển mỗi ngày, cũng không ăn quá nhiều trong một lần mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
Rong biển có tính mát, nên bạn cần ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là trẻ nhỏ và những người có cơ địa hàn lạnh, nếu lạm dụng có thể gây, tiêu chảy, đau bụng, cảm lạnh...
Khi bạn chế biến rong biển thì nên tránh kết hợp với những thực phẩm sau:
Cam thaor cũng là một loại thảo dược không nên ăn cùng rong biển, vì khi ăn cùng thời điểm sẽ khiến cho lượng dưỡng chất của hai thực phẩm này hao hụt. Để bảo toàn lượng lương chất vốn có bạn không nên ăn rong biển và cam thảo cùng nhau.
Khi bạn ăn rong biển thì nên tránh uống cùng trà, vì điều này có thể cản trở cơ thể hấp thu sắt và gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu bạn là người hay uống trà thì nên tránh tiêu thụ cùng một lúc với rong biển nhé.
Quả hồng và rong biển khi ăn cùng nhau có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đầy bụng... Nên khi ăn rong biển bạn cần lưu ý điều này. Nói chung, ăn rong biển vừa phải, đúng cách sẽ giúp bạn nhận được tối đa lợi ích từ thực phẩm này.
Khi chế biến và sử dụng rong biển bạn cần lưu ý: