Rong biển là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên khi ăn quá nhiều thì rong biển cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Rong biển là một loại thực vật sống ở dưới đáy biển, còn được gọi là tảo bẹ, thuộc nhóm tảo đa bào, nhưng không có cùng nguồn gốc với tảo nâu, tảo đỏ hay tảo lục. Xuất hiện từ hơn 10 nghìn năm trước, rong biển đã trở thành một phần quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, rong biển mà còn được ưa chuộng ở các vùng khác như quần đảo Thái Bình Dương và các nước Nam Mỹ ven biển...
Rong biển có nhiều màu sắc từ đỏ, nâu đen đến xanh lá cây. Nó sinh trưởng được cả ở nước mặn và nước lợ, ở trên các vách đá, rạn san hô hoặc ở những tầng nước sâu nhưng ánh sáng mặt trời vẫn chiếu tới được là những khu vực rong biển thường mọc và sinh trưởng.
Rong biển là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tùy vào môi trường và tùy loại mà lượng dưỡng chất có thể thay đổi. Trong 100g rong biển có những dưỡng chất như:
Trong đó: RDI là liều lượng khuyến nghị hàng ngày
Ngoài ra, rong biển còn chứa một lượng nhỏ:
Rong biển không chỉ chế biến nhiều món ăn ngon mà còn có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của rong biển mà có thể bạn chưa biết:
Các chất chống oxy hóa trong rong biển như vitamin A, vitamin E, vitamin K, những dưỡng chất này có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại. Bên cạnh đó, carotene, và flavonoid, cũng là thành phần giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.
Rong biển chứa còn có fucans, một hợp chất chiết xuất từ rong biển nâu có khả năng chống đông máu và có những công dụng tích cực cho tim mạch, đồng thời còn giảm nguy cơ bị các vấn đề như suy tim, bệnh mạch vành... Hơn nữa, thực phẩm này còn giúp giảm cholesterol.
Rong biển là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, các loại vitamin (vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin K) và khoáng chất (omega-3, omega-6, canxi, magie, sắt, phốt pho).
Do đó, khi bạn thêm rong biển vào thực đơn, có thể ăn kèm, làm gia vị hay nấu các món ăn từ rong biển thì có thể giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể một cách hiệu quả.
Canxi là một dưỡng chất quan trọng và cần thiết để duy trì sức khỏe xương, và rong biển lại chứa nhiều canxi. Vậy nên, khi bạn thêm rong biển vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp giảm nguy cơ bị loãng xương, và giúp cải thiện sức khỏe của xương một cách tự nhiên.
Các nghiên cứu cho rằng, hen huyễn có thể có mối liên hệ với việc ăn hải sản và rong biển thấp hơn người bình thường. Rong biển chứa natri alginate, đây là một hợp chất có khả năng kháng viêm, nhờ nó có thể điều chỉnh các cytokine, từ đó giúp cải thiện tình trạng hen suyễn.
Rong biển là nguyên liệu lý tưởng để thêm vào thực đơn ăn kiêng, những ai có nhu cầu giảm cân và kiểm soát cân nặng đều có thể sử dụng rong biển. Nhờ nó giàu dưỡng chất, chất xơ cao nhưng lại có it calo. Khi ăn, rong biển giúp bạn kéo dài trạng thái no, hạn chế thèm ăn, quản lý calo trong bữa ăn dễ dàng, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các hoạt động sống nhờ nó sản xuất hormon triiodothyronin (T3) và thyroxin (T4). Mà dưỡng chất chính tạo nên các hormone này là i-ốt, một khoáng chất có nhiều trong rong biển.
Khi bạn không cung cấp đầy đủ i ốt cho cơ thể, thì điều này có thể gây ra các vấn đề như suy giáp, bướu cổ và thiểu năng trí tuệ. Cho nên, bạn cũng có thể thêm rong biển vào thực đơn nhằm bổ sung thêm i ốt, hỗ trợ chức năng tuyến giáp, tuy nhiên, bạn phải ăn vừa phải tránh lạm dùng gây dư thừa i ốt sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Rong biển là nguồn chất xơ dồi dào, chiếm tới 25-75% khối lượng khô của rong biển, so với rau củ thì lượng chất xơ của rong biển khá lớn và cao hơn nhiều. Chất xơ là một chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn và tăng khả năng hấp thu ở đường ruột.
Polysaccharides, carotene, chất đạm có nhiều trong rong biển, không những vậy nó còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nổi bật là polysaccharides được cho là có khả năng giảm đường huyết. Có thể tiêu thụ 1 chén soup rong biển khi đói và đợi khoảng 15 phút, sau đó hãy ăn sáng hoặc trưa
Fucoxanthin trong rong biển, cũng góp phần kiểm soát đường huyết.
Ăn rong biển quá nhiều, liên tục làm dụng thì nó có thể gây ra những tác dụng phụ như:
Những người đang bị mụn nhọt thì không nên tiêu thụ rong biển trong thời gian này, vì rong biển có thể làm mất cân bằng nội tiết, khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.
Cũng do lượng i ốt cao, nên bà bầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ nên cẩn thận khi dùng rong biển.
Trong khi đó, chỉ 10g rong biển đã cung cấp 1-1.8mg i ốt, do đó bạn cần cân bằng lượng i ốt trong ngày, trong mỗi bữa ăn để tránh nạp quá nhiều i ốt.
Theo phó giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện dinh dưỡng Quốc gia, nhấn mạnh rằng rong biển là thực phẩm tốt nhưng có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, nếu lạm dụng, nó có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ nhỏ hoặc người có tiền sử dị ứng với rong biển và các loại hải sản khác.
Rong biển chứa một lượng lớn i-ốt, chất này rất quan trọng cho hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều i-ốt có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu cực cho tuyến giáp, với các triệu chứng như sưng cổ, tăng cân bất thường.
Những người bị cường giáp không nên tiêu thụ rong biển, bởi hàm lượng i-ốt trong rong biển có thể làm bệnh nặng đi. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyên nhóm đối tượng này nên tránh sử dụng rong biển.
Như bất kỳ thực phẩm nào, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều cùng tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe. Rong biển cũng không ngoại lệ, ăn quá nhiều có thể gât dư thừa i-ốt, gây ra bệnhcường giáp, rối loạn chuyển hóa hoặc các vấn đề khác. Việc sử dụng hợp lý và vừa đủ là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe.
Rong biển không nên ăn cùng một số thực phẩm như: Quả hồng, trà, trái cây ngâm chua, huyết heo, cam thảo, thực phẩm có tính kiềm. Vì sự kết hợp này có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và làm giảm giá trị của rong biển.