Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Là Ai?

Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Là Ai?

Để trả lời câu hỏi "Chủ tịch Hội đồng quản trị là ai?" rất đơn giản, chỉ cần vào google, gõ cụm từ khoá và bạn sẽ nhận được hàng loạt kết quả tương ứng. Thế nhưng, đa phần các kết quả này chỉ thiên về mặt lý thuyết, để nắm được kiến thức khách quan, mời bạn nghe qua câu chuyện thực tế dưới đây.

Trong thời gian dài làm cố vấn doanh nghiệp cuối cùng tôi lại gặp lời than khổ từ một chị chủ tịch đại gia. Chị đầy ấm ức và điện thoại cho tôi, nói rằng một cổ đông cúa tập đoàn đã nói thằng trên nhóm chung rằng: "CHỦ TỊCH không tham gia điều hành, không được phép nhận lương".

Tôi mới hỏi lại: "Thế chị trả lời sao?". Chị bảo: hồi giờ chị làm chủ tịch, đại đa số theo bản năng, và cứ làm thôi. Chị không ngờ đến một ngày, lại có cổ đông đặt vấn đề về chức năng, quyền lợi đối với vị trí của chị, buộc chị phải trả lời một cách chính thống. Một chút lúng túng là điều không thể tránh khỏi, chị đã tức tốc nhờ tôi giúp một pheng. OK Chị. Bài viết này dành cho chị và cho cả những vị chủ tịch mới nhận chức hoặc những vị chủ tịch đang bị lúng túng (tương tự tình huống của chị) biết cách ứng xử chuẩn và đẳng cấp. 

Vai trò và nhiệm vụ của Chủ tịch

Theo định nghĩa "sách vở" Chủ tịch Hội đồng quản trị là người quản lý doanh nghiệp do Hội đồng quản trị (HĐQT) bầu trong số các thành viên Hội đồng quản trị, có các vai trò sau:

  • Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT
  • Thực hiện triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐQT
  • Tổ chức việc thông qua Nghị quyết và giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐQT
  • Là người chủ tọa, điều hành trong cuộc họp HĐQT, họp cổ đông

Trên thực tế, tại các tập đoàn lớn, Chủ tịch thường thực hiện nhiệm vụ sau:

  • Thứ nhất: Làm việc với Hội đồng quản trị, Ban cố vấn, Ban Kiểm soát
  • Thứ hai: Quản lý, làm việc với Ban Giám đốc và các Giám đốc chuyên trách
  • Thứ ba: Làm việc với nhà đầu tư, đối tác.

Chủ tịch, nếu không phải là Giám đốc điều hành, thì không đi làm các công việc trực tiếp tại doanh nghiệp, hoặc các chi nhánh doanh nghiệp. Những việc này có Giám đốc điều hành lo.

Vai trò của Chủ tịch là vô cùng to lớn, không có Chủ tịch, chẳng ai đủ niềm tin mà đầu tư vào cả. Chủ tịch là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và đối tác, cổ đông, nhà đầu tư. Vì vậy UY TÍNKIẾN THỨC của Chủ tịch tập đoàn phải rộng lớn và thâm sâu.

Chủ tịch thường có mức lương cao hơn hoặc bằng Giám đốc điều hành. Trong trường hợp kêu gọi đầu tư tốt, sẽ được có rất nhiều quyền lợi cho Chủ tịch, vì không phải ai cũng đủ khả năng để đảm nhận được chức vụ này.

Đến đây, hẳn các bạn đã nắm được vai trò và năng lực cần có của một vị Chủ tịch rồi đúng không?! Vậy các bạn nên hiểu rằng, cũng tương tự việc cổ đông đầu tư được chia tỷ lệ % theo giá trị đầu tư đã thực hiện ban đầu, dù có làm việc hay không, có giữ chức vụ nào không trong doanh nghiệp; Chủ tịch được trả mức lương tương xứng với chức vụ mà ông/bà ấy đang nắm giữ cùng giá trị đóng góp thực tế cho doanh nghiệp, nếu có.

Thứ tự lãnh đạo từ cao xuống thấp: Chủ tịch, gGám đốc điều hành, Phó chủ tịch, Phó giám đốc, Quản lý,...

Vai trò và nhiệm vụ của Chủ tịch

Quyền hạn của Chủ tịch

Thông thường, chủ tịch là người có cổ phần lớn nhất của doanh nghiệp, hoặc là người có ảnh hưởng vô cùng to lớn, rất khó để thay thế. Vì vậy quyền lực của chủ tịch cũng vô cùng lớn:

Và đôi khi một số trường hợp, thay máu, hoặc đổi mới toàn bộ doanh nghiệp. Thì chỉ có người chủ thực sự của doanh nghiệp mới dám làm, dám chịu trách nhiệm, đủ tầm nhìn.

chuyển đổi số doanh nghiệp là một trong những quyết định quan trọng đó, vì vậy cần phải có người dám quyết định, dám chịu trách nhiệm và có tầm nhìn tương lai, thì mới có thể chuyển đổi số thành công. Vâng, chính anh, chủ tịch, chủ doanh nghiệp phải ra quyết định này.

Quyền hạn của Chủ tịch

Quyền lợi dành cho Chủ tịch

Không phải tất cả, nhưng dưới đây là một số các quyền lợi điển hình mà một vị Chủ tịch xứng đáng được hưởng tại các tập đoàn, công ty lớn:

  1. Lương hàng tháng
  2. Trợ cấp, sinh hoạt, tiếp khách
  3. Tài xế, vệ sỹ
  4. Nhà ở, phương tiện đi lại
  5. Phần trăm thưởng theo doanh thu, lợi nhuận, cổ phần, cổ tức.

Như vậy, qua bài viết này, mọi người hiểu rõ vai trò của Chủ tịch tập đoàn. Và cũng nhờ đó, sẽ tránh được xung đột quyền điều hành với Giám đốc điều hành.

Và tùy vào mỗi công ty, quyền hạn của Chủ tịch sẽ được thêm hoặc bớt, không cố định. 

Quan tâm đến cấu trúc vận hành doanh nghiệp hạn chế mâu thuẫn lợi ích nội tại, vui lòng để lại thắc mắc qua email [email protected] để được chia sẻ miễn phí.