Cua đồng là gì?
Cua đồng là một loại cua nước ngọt, có kích thước nhỏ, còn được gọi là điền giải, có tên khoa học là Somanniathelphusa Sinensis. Cua đồng thường sinh sống và phát triển ở trong các hang bờ ruộng, kênh, và rạch tại Việt Nam.
Đặc điểm của của đồng:
- Cua đồng nhỏ, chắc
- Cua đồng có mai của màu bàng đậm hoặc nâu đậm tùy con
- Càng cua không đều nhau, một càng lớn một càng nhỏ, có gòn màu vàng cháy
- Thân cua đồng có màu nâu vàng
- Thịt cua có vị ngọt, hơi mặn và có mùi tanh
- Cua đồng chứa nhiều như sodium và purines.
Giá trị dinh dưỡng của cua đồng
Cua đồng tuy nhỏ nhưng nó lại là nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g cua đồng (không bao gồm mai và yếm) có chứa các chất dinh dưỡng như sau:
- 8.9 kcal
- 2g glucid (Chất bột đường)
- 12.3g chất đạm
- 3.3g lipid
- 74.4g nước
- Vitamin B1
- Vitamin B2
- Vitamin PP
- Canxi - có hàm lượng cao, rất tốt cho xương và răng.
- Muối khoáng
- Sắt
- Photpho...
Ăn cua đồng có tốt không?
Cua đồng nhờ chứa nhiều dưỡng chất mà nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Tác dụng thanh nhiệt
Cua đồng có vị mặn và tính mát, nên khi tiêu thụ nó cũng giúp bạn giải nhiệt cơ thể một cách tự nhiên. Đó cũng chính là lý do vào ngày hè nắng nóng, món canh cua là một trong các món ăn được nhiều người ưa chuộng.
Hỗ trợ sức khỏe của xương
Cua đồng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nó vừa có lợi cho trẻ vừa có lợi cho người già. Cụ thể là nó có thể giúp ngăn ngừa tình trạng còi xương ở trẻ em và giảm nguy cơ bị loãng xương ở người cao tuổi. Trong khi đó, cua đồng theo y học hiện đại thì nó có hàm lượng canxi photphat dồi dào, đây là một dưỡng chất dùng để phòng ngừa và cải thiện vấn đề hạ canxi máu ở người không nạp đầy đủ canxi trong bữa ăn hàng ngày.
Giúp hoạt huyết
Cua đồng theo quan điểm Đông y thì nó có tính hàn, vị mặn và hơi độc, có khả năng giúp hoạt huyết và tán kết, đồng thời nó còn có tác dụng hỗ trợ hàn gắn xương. Do đó, cua đồng cũng được coi là vị thuốc tự nhiên, với tên gọi là “điền giải” để hỗ trợ chữa bệnh.
Giúp phục hồi chấn thương
Trong y học cổ truyền, cua đồng còn được biết đến với khả năng thúc đẩy quá trình sinh phong liền gân nối xương khớp, ngoài ra, nó còn giúp giảm tình trạng tụ máu ( ứ huyết) khi chấn thương.
Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và làm lành vết thương
Trong Đông y, cua đồng còn giúp cải thiện tình trạng kén ăn, bồn chồn và khó ngủ. Ngoài ra, dùng 2 con cua đồng giã nát nấu với 1 chén rượu, sau khi đun sôi thì gạn uống và bã được đắp lên vết thương giúp hỗ trợ quá trình phục hồi các vết thương lở loét, đau nhức.
Cách nấu canh cua nấm rơm
Canh cua nấm rơm là một món canh ngon và bổ dưỡng, bạn có thể nấu theo những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Canh cua nấm rơm cần những nguyên liệu như sau:
- 500g cua đồng tươi
- 50g nấm rơm
- 100g cá thác lác nạo
- 40g thịt heo xay
- Hành tím
- Dầu ăn
- 300g cải xoong
- Muối
- Tiêu
- Hạt nêm
- Bột ngọt
Mẹo chọn nấm rơm:
- Chọn nấm rơm còn búp chưa nỏ, hình dáng hơn tròn hay hình trụ
- Nấm có màu đen và xám là loại nấm rơm ngon, ngoài ra cũng có thể chọn nấm rơm màu trắng, nhưng loại này không ngon như loại có màu đen hay xám
- Nấm rơm khô ráo, có độ đàn hồi, không bị mềm hay chảy nước.
Mẹo chọn cá thác lác:
- Chọn cá thác lác còn bơi linh hoạt, mắt trong, vảy bóng sáng, nguyên vẹn không bị trầy xước, thân cá dày, thịt cá có độ đàn hồi tốt
- Cá thác lác nạo sẵn thì bạn nên chọn thịt cá có màu sáng tự nhiên, có màu hồng hay hồng nhạt, cá có mùi đặc trưng, tránh mua cá có màu tái, tím tái, hay cá có mùi tanh hôi khó chịu
- Nếu mua cá thác lác được đóng gói sẵn thì bạn cần chọn các nhà cung cấp uy tín, nguồn gốc rõ ràng.
Cách chọn thịt heo tươi sạch:
- Thịt heo tươi bạn chọn những miếng thịt có màu hồng nhạt hoặc đỏ nhạt tự nhiên, săn chắc, khô ráo. Mỡ heo có màu trắng hơi ngà. Tránh mua thịt heo có mùi hôi, chảy nước
- Thịt heo có độ đàn hồi tốt, nên khi chạm sẽ không để lại dấu vết, còn thịt heo kém chất lượng thì có thể bị lún vào sâu khi bạn nhấn tay vào
- Mua thịt đã được kiểm dịch, có nguồn gốc rõ ràng
- Không mua miếng thịt heo có dấu hiệu bị bầm tím, nhiều hạt nhỏ như hạt gạo...
Bước 2: Sơ chế cua đồng và nguyên liệu khác
- Đầu tiên bạn cho cua đồng vào chậu nước có pha muối loãng, ngâm cua khoảng 10 phút, sau đó dùng nước rửa lại nhiều lần cho cua sạch
- Tách phần mai cua, lấy gạch cua để riêng, bỏ mai và lấy phần thịt cua
- Cho thịt cua vào máy, thêm một ít nước và xay nhỏ, lọc lấy phần nước cốt cua, có thể xay 2- 3 lần để lọc trọn vẹn nước thịt cua
- Hành lá bỏ lá hỏng, rửa sạch, cắt nhỏ
- Cải xoong nhặt bỏ lá hư, bỏ rễ nếu có, sau đó rửa sạch với nước 3- 4 lần, để ráo.
Bước 3: Ướp và chiên chả cá
- Chả cá thác lác bạn cho vào tô sạch, ướp cùng 1 thìa hành tím băm, 1/3 thìa tiêu, 1/4 thìa hạt nêm, quết đều
- Cho thịt heo băm vào cùng, quết cho hỗn hợp ngấm gia vị
- Sau đó bạn tạo hình chả theo ý thích
- Cho dầu ăn vào chảo, làm nóng dầu ăn và chiên chả cá cho vàng đều, khi chả cá chín thì cho ra giấy thấm dầu.
Bước 4: Nấu nước cua đồng và xào nấm rơm
- Nấm rơm bỏ phần chân nấm, cho nấm vào chậu nước pha muối loãng, ngâm khoảng 5- 10 phút, sau đó bạn xả lại cho sạch
- Cây nấm lớn thì bạn cắt đôi, còn cây nhỏ thì bạn để nguyên
- Bạn cho nước thịt cua đồng vào nồi vào đặt lên bếp, đun sôi, khi đun sôi bạn nhớ vớt bỏ phần bọt nổi
- Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, phi thơm cùng hành tím băm
- Cho nấm rơm vào xào, tiếp tục cho phần gạch của vào xào
- Xào xong thì bạn tắt bếp.
Bước 5: Nấu canh cua nấm rơm
- Nấm rơm và chả cá bạn cho vào nồi canh đang nấu
- Nêm 1/2 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột ngọt, khuấy đều
- Sau đó cho cả xoong cắt nhỏ vào, đun thêm 5 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, rồi tắt bếp.
Bước 6: Thưởng thức
Múc canh cua nấm rơm ra tô, rắc một ít hành lá lên và thưởng thức. Món ăn này vừa thanh ngọt, vừa mát, rất phù hợp cho ngày hè.
Mua sản phẩm ngay