Nước tương là một loại nước chấm phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là những người ăn chay.
Nước tương, thường được biết đến dưới cái tên xì dầu, là một dạng nước chấm màu nâu đậm hay màu đen, có hương vị mặn nhẹ, thường được dùng để tẩm ướp thực phẩm, làm nước chấm hoặc gia vị cho các món ăn. Loại nước này được chế biến từ đậu nành, qua quá trình lên men kỹ lưỡng và ủ trong khoảng thời gian dài để phát triển hương vị.
Nước tương có nhiều loại và vì vậy nó cũng có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Trong 100g nước tương chứa:
Quy trình sản xuất nước tương bắt đầu từ việc lựa chọn nguyên liệu chất lượng, tiếp theo là khử trùng đậu nành và lúa mì. Sau đó, nguyên liệu sẽ được ủ mốc để lên men tự nhiên, thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Cuối cùng, hỗn hợp được thanh trùng và phối trộn cẩn thận với các thành phần khác để tạo nên nước tương có hương vị đậm đà và chuẩn vị.
Đây là một quá trình đòi hỏi kỹ thuật và chú trọng đến chất lượng, đảm bảo sản phẩm cuối cùng không chỉ ngon miệng mà còn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Xì dầu hay nước tương đều là nói về một sản phẩm, ở đây có tên gọi khác nhau là do theo mỗi vùng gọi theo kiểu riêng. Gia vị này được làm từ đậu nành, muối, ngũ cốc rang, sau đó tiến hành lên men hay thủy phân theo quy trình chặt chẽ.
Xì dầu là một từ theo tiếng Hoa, nó có nghĩa là xừ dâu. Ở phía Nam người dân gọi theo nguyên liệu của gia vị này, đó chính là đậu tương, nên hay gọi nó là nước tương.
Hiện nay có nhiều loại nước tương. Mỗi loại được kết hợp các thành phần một cách đúng điệu, giúp tạo nên nhiều hương vị hấp dẫn.
Nước tương là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực, có sự đa dạng về cách thức sản xuất và nguyên liệu. Các loại nước tương khác nhau không chỉ bởi nguyên liệu chính được sử dụng như đậu nành hay đậu phộng mà còn qua cách chúng được biến đổi thành dầu, sau đó được cân bằng và điều chỉnh, mang lại hương vị đặc trưng.
Về quy trình sản xuất, nước tương từ bánh dầu đậu phộng thường được tạo ra thông qua quá trình thủy phân axit, trong khi nước tương từ đậu nành lại cần trải qua quá trình lên men tự nhiên kéo dài từ 3 đến 4 tháng để đạt được hương vị mong muốn.
Sự khác biệt này không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của nước tương.
Nước tương có thể dùng để làm nước chấm hay ướp nguyên liệu đều được.
Các món ăn hàng ngày có thể dùng nước tương để tẩm ướp như thịt heo, thịt bò, tôm, ...không chỉ giúp nguyên liệu thấm gia vị tốt hơn mà còn giúp tăng hương vị cho món ăn. Mặc dù vậy, vì nước tương còn vị chua nên có một số món ăn không nên ướp với nước tương, thay vào đó nước tương phù hợp có món nướng, hấp, luộc...
Các món ngâm thường dùng nước tương như tôm, trứng, củ cải.... đây là những món ăn quen thuộc, nước tương giúp món ăn ngon hơn, giảm độ tanh hay hăng của sản phẩm.
Nước tương có vị nhạt hơn so với nước mắm, do đó nếu bạn muốn đổi vị hay là bạn đang ăn chay, có thể dùng nước tương để chấm các món ăn mình yêu thích. Nước tương có thể chấm với rau củ luộc, bún xào, gỏi cuốn, đậu hũ chiên...
Món ăn sẽ ngon hơn và dễ ăn hơn khi kết hợp cùng nước tương.
Nước tương với thành phần nguyên liệu từ thực vật, không chứa bất cứ nguyên liệu nào có nguồn gốc động vật, do đó, nó là sản phẩm dành cho người ăn chay.
Sun | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat |
---|---|---|---|---|---|---|
27 | 28 | 29 | 30 | 1 | 2 | 3 |
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 |