Khô mực là món ăn được nhiều người yêu thích, nó chế biến được nhiều món ăn ngon như khô mực nướng, khô mực xào, khô mực chiên...
Khi gặp các vấn đề về hô hấp như cảm lạnh, viêm phổi, viêm mũi, viêm amidan, viêm họng thì dễ dàng bị ho. Hành động ho giúp cơ thể đào thải các tạo chất như khói bụi, khi độc để bảo vệ hệ hô hấp. Ho cũng có nhiều mức độ và nhiều dạng khác nhau như ho có đàm, ho khan kèm theo đau họng, khó thở hay bị viêm phế quản.
Nguyên nhân gây ra ho có thể là triệu chứng thông thường hoặc nghiêm trọng khi bị bệnh viêm phổi, hen suyễn, lao phổi...
Thực phẩm bạn ăn uống cũng có thể gây ra tình trạng ho. Mực khô được làm từ mực tươi, thường được dùng để làm các món ăn vặt hay chế biến cùng một số nguyên liệu khác làm món ăn hàng ngày.
Cũng có một số lời truyền miệng cho rằng ăn đồ biển hay khô mực đều không nên sử dụng khi có dấu hiệu ho. Tuy nhiên vấn có nhiều ý kiến trước quan niệm này.
Hiện nay có hai loại mực khô và tươi, 2 loại mực này đều có các dưỡng chất như protein, mangan, kẽm... các chất dinh dưỡng trong mực có lợi cho cơ thể. Do đó, ăn khô mực không phải là yếu tố gây ho.
Khi bị ho vẫn có thể ăn mực, tuy nhiên bạn cần ăn ít và chế biến cẩn thận. Hạn chế dùng mực khô nướng, còn hạn chế chiên xào với mực tươi. Khi sơ chế cần loại bỏ các tạp chất trong thân mực, làm mềm mực, để tránh khi ăn thức ăn đi qua cổ họng, cọ vào cổ họng làm cổ họng bị tổn thương, rát, ngứa cổ họng làm bạn bị ho nặng hơn. Còn những người bị dị ứng với hải sản tuyệt đối không nên ăn mực để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.
Khi bạn bị ho, có một số thực phẩm và thực đơn bạn nên cân nhắc tránh hoặc hạn chế, để giảm tác động lên hệ hô hấp và không làm tăng tình trạng ho của bạn. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh khi ho:
Thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ có thể làm cổ họng khó chịu, rát hơn, làm tiết ra nhiều đờm, gây kích thích ho, khiên ho kéo dài. Vậy nên khi bạn đang bị ho, thì nên ưu tiên các thực phẩm lành mạnh, như hấp, luộc, tránh ăn gia vị cay nồng như ớt, tiêu...
Khi dùng nước uống lạnh hay nước đá có thể sẽ làm các cơ trng họng bị co thắt, gây ra ho. Đồng thời, nước lạnh cũng làm giảm cảm giác khó chịu hay đau họng, do đó bạn không cảm nhận rõ tình trạng ho của mình.
Những đồ uống có cồn, caffein, có nhiều đường có thể làm tăng kích thích của tuyến nhờn, nó sẽ làm cổ họng khô và ho nhiều hơn. Những đồ uống như cà phê, bia rượu... đều là những loại bạn cần tránh khi ho.
Đường có thể làm tình trạng ho nặng hơn, do đường có thể làm tăng dịch nhầy ở họng. Bên cạnh đó, đường cũng làm khả năng miễn dịch giảm, từ đó có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và thời gian hồi phục lâu hơn.
Ăn mực mặc dù không gây nên ho, tuy nhiên bạn cùng cần ăn điều độ và đúng cách, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Uống bia cùng với mực có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, mặc dù nó là sự kết hợp được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cao không nên ăn mực cùng bia thường xuyên, do mực chứa glucosinolates và bismuth cao, còn bia lại có hàm lượng vitamin B1 dồi dào.
Nếu ăn mực kết hợp với uống thì vitamin B1 sẽ kích thích phân hủy và chuyển hóa purine nucleotide và một số chất khác có trong mực, dẫn đến bệnh gout, hay có thể màn mẩn đỏ, đau, ngứa, sưng toàn thân. Vì vậy, nếu bạn thích chỉ nên dừng lại ở việc thưởng thức, không nên kết hợp bia và mực thường xuyên và số lượng nhiều.
Mực hay các thực phẩm khác đều cần được chế biến sạch, kỹ và chín để đảm bảo khi ăn không gây hại cho sức khỏe.
Trong thực phẩm này có chứa peptide sẽ gây rối loạn tiêu hóa, do đó khi nấu mực cần nấu nhỏ lửa để cho mực chín đều mà khồn mất đi độ giòn.
Bệnh ho là một bệnh dễ bị tái phát, nhất là vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết. Để phòng ngừa ho tái phát bạn cần lưu ý:
Mỗi người có thể phản ứng khác nhau với thực phẩm, vì vậy hãy lắng nghe cơ thể của bạn và thử nghiệm để xem thực phẩm nào là thích hợp nhất trong trường hợp bạn bị ho. Nếu tình trạng ho kéo dài hoặc làm bạn không thoải mái, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể và kiểm tra sức khỏe.