Ăn Tỏi Mỗi Ngày Có Tốt Không? Cách Làm Tỏi Ớt Ngâm Nước Mắm

Ăn Tỏi Mỗi Ngày Có Tốt Không? Cách Làm Tỏi Ớt Ngâm Nước Mắm

Tỏi là một gia vị quen thuộc có vị thơm và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, để làm tỏi ớt ngâm nước mắm đúng vị, bạn có thể tham khảo cách làm mà 1Shop.vn gợi ý trong bài viết này nhé.

Ăn tỏi mỗi ngày có tốt không?

Tỏi là một gia vị quen thuộc có lượng calo thấp, ít chất béo, đường và natri, tuy nhiên vì chúng ta thường chỉ dùng nó để làm gia vị, nên tiêu thụ ít, nên khi ăn tỏi nó bổ sung dưỡng chất không đáng kể. Dù vậy, tỏi lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi như mangan, selen, vitamin B6, vitamin C, cùng với các chất chống oxy hóa, nổi bật là allicin.

Tỏi giúp món ăn tăng hương vị cho món ăn, có thể dùng để ướp gia vị, làm nước chấm, ngâm giấm, phi thơm tỏi khi nấu đồ ăn, nhưng để phát huy tối đa lợi ích sức khỏe, ăn tỏi sống là lựa chọn tốt nhất.

Dưới đây là lý do bạn nên ăn tỏi mỗi ngày:

Có lợi cho da

Có lợi cho da

Tỏi còn được nhiều chị em sử dụng để làm đẹp da, nó có thể giúp cải thiện làn da hiệu quả. Nhờ tỏi có khả năng kháng nấm và chống khuẩn, nó có thể giúp giảm tình trạng mụn trứng cá, chống viêm, cũng như bổ sung dưỡng chất cho da.

Tỏi là một loại “kháng sinh tự nhiên” với tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm và khử trùng nhờ có allicin. Hợp chất này không chỉ giúp chống viêm mà còn giàu chất chống oxy hóa, rất có lợi cho da.

Có lợi cho da

Tác dụng chống viêm

Tác dụng chống viêm

Hợp chất allyl sulfide trong tỏi có khả năng chống viêm. Hợp chất chống viêm này giúp tỏi bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.

Tác dụng chống viêm

Phòng ngừa loãng xương

Khi chúng ta ngày càng lớn tuổi, các chức năng trong cơ thế ngày càng suy giảm, nhất là nguy cơ loãng xương khi về già, đặc biệt là đối với nữ giới. Tỏi giúp phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh tăng lượng estrogen tự nhiên, nhờ vậy mà giúp ngừa loãng xương.

Nâng cao hệ miễn dịch

Nâng cao hệ miễn dịch

Tỏi là thực phẩm chứa vitamin C, chất này giúp củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể rút ngắn thòi gian bị cảm cúm hiệu quả hơn. Một nghiên cứu cho biết, những người dùng tỏi hàng ngày có thể giúp giảm 63% nguy cơ mắc cảm lạnh, đồng thời giảm các dấu hiệu cảm lạnh khoảng 5 ngày xuống còn 1,5 ngày. Do đó, bạn có thể thêm một lượng tỏi sống vào bữa ăn mỗi ngày để nhận được lợi ích này.

Nâng cao hệ miễn dịch

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Theo bác sĩ Vũ Đại Dương từ Đại học Y Hà Nội, việc thường xuyên ăn tỏi có mối liên quan đến lợi ích cho tim mạch. Tỏi là gia vị từ lâu đã biết, nó có thể làm giảm cholesterol và giảm huyết áp.

Có lợi cho não

Có lợi cho não

Tỏi sống chứa vitamin B6 và magie giúp tăng cường sức khỏe trí não, những chất này còn góp phần giúp cải thiện tâm trạng và hỗ trợ chức năng não bộ. Ngoài ra, tỏi còn chứa một chất chống oxy hóa tên là sallyl cysteine, giúp ngăn ngừa gốc tự do gây hại và bảo vệ não bộ, cũng như giúp não khi lớn tuổi hoạt động ổn định hơn.

Bổ sung tỏi đúng cách và đúng liều lượng cũng giúp cải thiện lưu lượng máu não, giúp hạn chế tỷ lệ mắc các bệnh như Alzheimer và mất trí nhớ.

Có lợi cho não

Hỗ trợ giải độc gan và kiểm soát đường huyết

Tỏi sống có thể giúp bảo vệ gan khỏi một số độc tố và giảm đường huyết - theo một số nghiên cứu. Nhờ điều này mà nó giúp tăng cường hoạt động thải độc của cơ thể và từ đó có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Mỗi ngày nên ăn bao nhiều tép tỏi là tốt?

Mỗi ngày nên ăn bao nhiều tép tỏi là tốt?

Tỏi không chỉ là một gia vị giúp tăng hương vị cho nhiều món ăn hấp hơn, nó cũng giúp nâng cao đề kháng, chống vi rút và vi khuẩn.... tiêu thụ tỏi còn góp phần điều hòa đường huyết, giảm cholesterol và hạ huyết áp. Bác sĩ Dương Ngọc Vân (Bệnh viện 198) cho biết, mỗi người nên ăn khoảng 1- 2 tép tỏi/ ngày là tốt nhất, liều lượng này mang lại tới lợi ích tối đa và không gây ra tác dụng phụ ( như ợ nóng hay gây mùi cơ thể). Để ăn tỏi sống phát huy tối đa dược tính là bạn nên rửa sạch rồi băm nhỏ trộn vào các món ăn.

Mỗi ngày nên ăn bao nhiều tép tỏi là tốt?

Cách làm tỏi ớt ngâm nước mắm

Cách làm tỏi ớt ngâm nước mắm

Tỏi ớt ngâm nước mắm có thể làm nước chấm, hay tẩm ướp cùng các thực phẩm khác. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:

Nguyên liệu:

  • 3 củ tỏi tươi
  • 100g ớt
  • 100ml nước mắm
  1. Cách làm:
  2. Mang ớt đi rửa sạch với nước, để ráo
  3. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để ráo, cắt lắt mỏng
  4. Cho ớt vào nồi nước sôi chần sơ, cho vào tô nước lạnh 5 phút, sau đó bạn để ráo
  5. Thêm 100ml nước mắm, 3 thìa đường vào nôi, đun sôi và lạ lửa, khuấy cho đường tan, nấu khoảng 5 phút, tắt bếp, để nguội
  6. Xếp tỏi vào hũ, một lớp tỏi, 1 lớp ớt, cho nước mắm vào, lấy vỉ nén nén xuống
  7. Đậy nắp vào bảo quản trong tủ lạnh khoảng 4- 5 ngày là có thể mang ra sử dụng.
Cách làm tỏi ớt ngâm nước mắm

Tác dụng phụ khi ăn tỏi

Tác dụng phụ khi ăn tỏi

Ăn tỏi cũng vẫn có thể mang đến những vấn đề từ nhẹ đến trung bình, thông thường thì chúng ta thường ăn nó với lượng nhỏ nên không sao. Còn một số người khi ăn tỏi có thể bị nóng rát miệng, ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy.

  • Bên cạnh đó, ăn tỏi có thể khiến bạn có mùi cơ thể, tui nhiên tác dụng phụ này bạn cũng không nên lo lắng vì nó chỉ xảy ra khi bạn ăn tỏi sống quá nhiều mỗi ngày thôi. 
  • Ăn tỏi sống có thể gây kích ứng, gây bỏng, nếu là người lần đầu tiên ăn tỏi, nó có thể gây cảm giác nóng rát khi nhai
  • Một số người có làn da nhạy cảm, khi dùng tỏi bôi tại chỗ có thể khiến da khó chịu gây phát ban, do đó, nếu bạn là người nhạy cảm với tỏi, nên đeo bao tay khi chế biến
  • Tỏi còn có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc đông máu, thuốc hạ đường huyết và insulin,... nên nếu bạn đang uống thuốc thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tỏi.
Tác dụng phụ khi ăn tỏi

Mua sản phẩm ngay