Trà xanh là loại trà được nhiều người yêu thích, trong trà xanh có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Hãy cùng chúng tôi tim hiểu có nên uống trà xanh thay nước lọc không? nhé.
Trà xanh, hay còn gọi là lục trà, là một loại trà phổ biến được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ trà có hương vị truyền thống. Nguyên liệu để sản xuất trà xanh đến từ giống trà Camellia sinensis được trồng ở nhiều tỉnh thành ở nước ta như tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên, và các tỉnh miền núi phía Bắc
Dòng trà này được sản xuất qua 4 bước: Đầu tiên là thu hái trà, làm héo trà, vò trà và sao trà. Trà xanh không bị oxy hóa, do đó, sau khi thu hái trà tươi xong, người làm trà làm nhanh chóng tiến hành công đoạn làm héo trà và sao trà để chặn quá trình oxy hóa, hoặc có thể dùng cách hấp để tiêu diệt men. Khi sao hay hấp thì các enzyme sẽ nhưng hoạt động. So với các loại trà khác thì trà xanh thường có độ chát cao hơn, do quá trình sản xuất trà xanh đã giữ lại nhiều thành phần polyphenol..
Trà xanh giàu chất EGCG (Epigallocatechin gallate) - là một chất chống oxy hóa, theo nghiên cứu thì chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do. Do đó, việc uống trà xanh mỗi ngày với liều lượng vừa phải cũng giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Theo nghiên cứu, trong lục trà có chứa hàm lượng chất EGCG cao, đây là chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Vì thế, nếu duy trì thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh và giúp duy trì sức khỏe rất tốt.
Nước trà xanh thường có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, tương tự nước trà tươi khi pha trà. Tùy theo các dòng trà xanh mà hương vị có thể thay đổi, nhưng vị giống trà tươi là hương vị phổ biến nhất. Với hương thơm dịu nhẹ từ lúa non hay cốm non, ngọt bùi, chát và hậu vị ngọt khi thưởng thức.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên trang Times của Anh cho biết, các nhà nghiên cứu cho những tình nguyện viên cả nam giới và nữ giới, uóng nước hoặc nước trà, sau đó họ tiếp tực các trò chơi liên kết từ hoặc giải đố.
Kết quả, cho thấy những người được uống trà chơi giải đố và trò chơi liên kết từ tốt hơn so với những người uống nước lọc. Vậy sao uống trà lại mang lại tác dụng tốt như vậy?
Thực ra, kết quả kiếm tra liên quan đến tác động tâm lý là nhiều. Các nhà nghiên cứu cho biết, người uống trà sẽ sáng tạo và thông minh hơn, họ được kích thích sự tập trung nhất, tăng cường sáng tạo của não bộ và hoàn thành bài test. Những điều này đều là một trạng thái tâm lý đặc biệt.
Dưới đây là những công dụng của nước:
Theo một nghiên cứu, tiến hành trong thời gian dài tới 6 năm, được công bố trên Tạp chí Dịch tễ Hoa Kỳ (American Journal of Epidemiology - AJE), những người tiêu thụ hơn 5 cốc nước mỗi ngày có nguy cơ tử vong do bệnh tim thấp hơn 41% so với đối tượng uống ít hơn ( cụ thể là chỉ uống ít hơn 2 cốc nước/ ngày).
Nước sau khi uống, được chuyển vào máu chỉ sau 20 giây, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Pha loãng nước giảm độ nhớt của máu, bên cạnh đó, còn có thể làm huyết áp và nguy cơ các bệnh liên quan đến tim mạch. Mỗi người cần uống khoảng 1 500 - 1 700ml nước mỗi ngày, có thể uống từ nhiều loại nước khác nhau như nước uống và thực phẩm giàu nước như rau củ.
Tuy nhiên, đối với những người có các vấn đề về thận, tim, gan, việc uống nước quá mức có thể dẫn đến tích tụ và phù nề. Do đó, lượng nước uống cần được hạn chế theo khuyến nghị của bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể, và có thể điều chỉnh linh hoạt.
Theo một nghiên cứu được Health Fitness Revolution - Hoa Kỳ công bố, cho biết quá trình trao đổi chất của cơ thể chúng ta có thể tăng tới 24% nếu khi thức dậy chúng ta bổ sung khoảng 500ml nước. Còn những người nào đang trong quá trình giảm cân hay duy trì cân nặng thì tác dụng của nước cũng vẫn thế và nhiệm vụ trao đổi chất trong cơ thể vẫn được duy trì.
Hoạt động của tế bào là một trong các yếu tố làm chúng ta trở nên già đi. Nếu trong cơ thể chúng ta có nhiều tế bào già thì các tế bào bình thường khác cũng sẽ chịu ảnh hưởng và một số chức nắng sinh lý cũng bị cản trở.
Hoạt động của tế bào da muốn duy trì thì độ ẩm chính là điều cần thiết, độ ẩm có thể kích hoạt tế bào, giúp da khỏe mạnh, đàn hồi, cũng như hỗ trợ xương và cơ chắc khỏe.
Thức uống có từ xa xưa được nhiều người sử dụng, có lịch sử lâu dài đó chính là trà, trà còn được coi như một vị thuốc, đã từng được ghi trong Bản Thảo Cương Mục (Từ điển bách khoa dược vật của Trung Quốc thế kỷ 16) với nhận định của thầy thuốc Lý Thời Trân, khẳng cho rằng: "Trà là thành phần của mọi loại thuốc và có khả năng chữa trị mọi bệnh."
Trà không chỉ có 12 công dụng tuyệt vời như chống oxy hóa, chống lão hóa, chống chất phóng xạ, giảm lượng lipid, điều hòa huyết áp, phòng ngừa các vấn đề về tim mạch, mạch máu não... mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Mặc dù uống trà hàng ngày mang lại nhiều lợi ích, nhưng không nên thay thế hoàn toàn nước uống. Trà ngoài chứa chất chống oxy hóa polyphenol, thì trà cũng chứa một lượng caffeine và axit oxalic nhất định. Sử dụng quá nhiều trà vào buổi tối có thể làm bạn bị khó ngủ và mệt mỏi. Đồng thời, uống trà liên tục quá nhiều trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng trong cơ thể, hình thành sỏi do axit oxalic tích tụ, có thể không hấp thu hết và gây viêm nhiễm.
Do đó, việc sử dụng trà phải được kiểm soát, với mức uống phù hợp với cơ thể để đảm bảo quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra một cách tốt nhất. Đối với người bình thường nên uống từ 1 - 2 tách trà mỗi ngày, còn người trung niên và người lớn tuổi nên giữ mức 4 - 5 tách trà mỗi ngày.
Tùy vào cơ địa, sức khỏe mỗi người mà bạn cần uống trà với lượng vừa phải, một số người uống trà có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, một số người sau đây không nên uống trà:
Chất kích thích caffein có trong trà có thể làm trung khi thần kinh hưng phấn, đó cũng là lý do những người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ và khó ngủ nên tránh uống trà đặc, vì có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và làm bệnh tình nặng hơn.
Bạn nên bổ sung cả trà và nước, vì đây đều là thức uống có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, nên bổ sung đúng liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Do đó, uống đủ nước và bổ sung thêm một lượng trà vừa phải là một thói quen lành mạnh giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt.
Đối với những người bị gout thì cần cân bằng chế độ ăn uống mỗi ngày để ổn định lượng axit uric trong cơ thể. Người bệnh muốn cải thiện tình trạng của mình thì cần tránh ăn hay uống các loại thực phẩm giàu axit tannic, purin, các loại hải sản. Đồng thời, thành phần tannin cũng có trong trà, nên khi đang bị đau mà bạn còn uống thêm trà thì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Khi pha trà và hãm trà với nước nóng, thì nước trà sẽ có một chất kích thích là caffein. Hàm lượng caffein có thể làm những người bị viêm loét dạ dày hay đau dạ dày bị loãng dịch vị, nếu những đối tượng này uống quá nhiều trà, Việc này còn ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa của cơ thể, làm trào ngược thực quản, tạo axit dạ dày và có thể làm bệnh tình nặng hơn.