Thịt trâu gác bếp là đặc sản độc đáo của vùng Tây Bắc, nhưng để thưởng thức trọn vẹn hương vị, việc chế biến đúng cách là rất quan trọng. Nếu không biết cách chế biến, hương vị sẽ giảm bớt, thậm chí mất đi sự hấp dẫn vốn có. Dưới đây là 4 cách chế biến thịt trâu gác bếp phổ biến nhất:
Hấp cách thủy: Đặt thịt trâu vào chõ hấp cách thủy, khi thấy thịt đã mềm thì có thể thưởng thức.
Nướng than hoa: Đặt miếng thịt lên vỉ nướng, nướng đều cho đến khi thịt nóng và mềm, tương tự như nướng mực.
Vùi tro bếp củi: Vùi miếng thịt vào tro nóng trong bếp củi để thịt nóng đều từ trong ra ngoài.
Quay lò vi sóng: Nhúng sơ thịt qua nước, sau đó quay lò vi sóng trong khoảng 2 phút với công suất tối đa.
Lựa chọn hấp cách thủy là cách làm ngon nhất, giúp miếng thịt trâu mềm, dẻo và giữ được độ ngọt tự nhiên. Thời gian hấp cách thủy khoảng 8 phút cho 500g thịt, nếu có nhiều miếng thì tăng thêm thời gian. Sau khi hấp, để nguội rồi dùng vật nặng (chày, cán dao) đập dẹt, xé sợi và thưởng thức như ăn mực khô.
Lưu ý: Trước khi hấp, có thể nhúng thịt qua nước lạnh, khi hấp thì nên trở mặt để thịt chín đều. Chờ thịt nguội rồi mới đập để giữ nguyên thớ thịt. Nên đập thịt mạnh tay, miếng thịt càng tơi thì chứng tỏ thịt trâu chất lượng.
Thịt trâu gác bếp khá cứng, cần chế biến đúng cách để giữ được độ mềm, dai và hương vị đặc trưng. Một số khách hàng thường dùng ngay sau khi mua về, dẫn đến trải nghiệm không tốt vì thịt chưa được chế biến đúng cách. Đặc sản này vốn là món quý của người dân tộc Mèo và là món quà đãi khách của Vua mèo Vương Chí Sình.
Chẩm chéo – Gia vị truyền thống của người Tây Bắc, thường được ăn kèm với thịt trâu gác bếp. Thành phần gồm: ớt tươi nướng, muối hạt rang, mắc khén, tỏi, hạt dổi, gừng, rau thơm, mùi tàu, sả, và húng lủi. Khi ăn, vắt thêm ít chanh hoặc quất để gia tăng hương vị.