Ô long kim tuyên là giống trà có nguồn gốc từ Đài Loan, được mang về Việt Nam những năm 90 và trồng chủ yếu tại Lâm Đồng, ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển.
Mục lục
1. Giới thiệu sản phẩm
Ô long kim tuyên nổi tiếng với hương vị béo ngậy, mang một hương thơm đặc biệt.
- Hương vị đặc sắc: khi thưởng thức lần đầu, nhiều người thường nghĩ rằng vị béo ngậy của ô long kim tuyên đến từ một loại phụ gia nào đó, nhưng thực tế đó là hương vị tự nhiên của loại trà này. Những nước đầu tiên trà sẽ tỏa ra mùi hương sữa rất nồng nàn. Trong khi ngâm, lá trà sẽ bung ra, mang lại hương thơm rất đặc sắc. Cầu Tre Việt hoàn toàn không sử dụng hương liệu nhân tạo trong bất kì sản phẩm nào.
- Nguyên liệu chất lượng: nguồn trà nguyên liệu của Cầu Tre Vàng được sản xuất hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…Đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
- Quy trình sản xuất khắt khe: Việc lên men trà sử dụng các thành phẩm hữu cơ: đậu nành, cám gạo và mật đường. Quá trình lên men được diễn ra không hoàn toàn giúp nước trà vẫn giữ được màu vàng xanh óng trong, tươi mát.
- Tiện dụng: sản phẩm được Cầu Tre Việt đóng gói trong hộp thiếc, giúp lưu giữ mùi hương của ô long. Ngoài ra, hộp thiếc giúp dễ dàng mang theo và tiện dụng cho quá trình sử dụng.
2. Thành phần & Xuất xứ
- Xuất xứ: Việt Nam
- Nhà sản xuất: Cầu Tre Việt
- Thành phần: trà ô long kim tuyên
- Quy cách: hộp thiếc (85g)
- Mã sản phẩm: 8936222470036
3. Quy trình chế biến trà Ô Long Kim Tuyên Cầu Tre Việt
Quá trình chế biến gồm các bước:
Thu hái > làm héo > quay thơm > oxy hóa > diệt men > vò chuông > sấy khô
Ô long Kim Tuyên được thu hái vào sáng sớm
- Thu hái: ô long kim tuyên được thu hái vào sáng sớm, khi sương đêm còn đọng trên búp và lá trà. Người hái chọn lựa kỹ lưỡng, bỏ đi những búp trà già, sâu bệnh. Thời gian hái trà chỉ kéo dài vài tiếng và phải tiến hành chế biến trà ngay, không được để qua đêm.
- Làm héo: lá trà sau khi hái được phơi trên mặt sàn. Những lá trà được trải mỏng, không đè lên nhau. Kết thúc quá trình này, lượng nước trong trà giảm đi 15 – 20%. Ngoài ra công đoạn này còn làm mềm lá trà.
- Quay thơm: trà được cho vào lồng quay. Trong quá trình quay, mép lá trà sẽ bị dập, giúp đẩy nhanh quá trình oxy hóa của trà.
- Oxy hóa: búp trà được ủ trong thùng, bắt đầu lên men. Quá trình này cần được thực hiện trong môi trường kín, với nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, để đảm bảo hương vị của trà không bị biến đổi.
- Diệt men: trà được cho vào lồng hấp, một luồng hơi nước nóng được thổi qua lá trà để tiêu diệt các enzyme đảm nhiệm vai trà lên men. Giúp cố định hương vị, dừng quá trình lên men trà.
- Vò chuông: trà được cho vào máy vò để tạo hình, tròn như quả chuông. Ngoài ra quá trình vò cũng giúp nước trong lá trà tiết ra bề mặt, trà sẽ tỏa hương ra nước nhanh hơn.
- Sấy khô: Lá trà sau khi loại bỏ cuống được sấy khô trong lò sấy, giúp lá trà khô hoàn toàn và bảo quản được lâu.
4. Công dụng của trà Ô Long
- Giảm nguy cơ mắc ung thư: Trà ô long có chứa các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Giảm stress: Trà ô long có chứa L-theanine, một loại axit amin giúp thư giãn tinh thần và giảm stress.
- Giúp giảm cân: Trà ô long có chứa caffeine và L-theanine, hai chất giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson: Trà ô long giúp tăng cường chức năng não bộ, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson.
- Giúp bảo vệ gan: Trà ô long giúp bảo vệ gan khỏi các tác hại của độc tố.
5. Ô long kim tuyên có vẻ ngoài cuộn tròn
Chuẩn bị:
- 5 gram trà cho mỗi 200 ml nước.
- Nước: sử dụng nước tinh khiết đun sôi.
- Ly, ấm
Cách pha:
- Tráng ly, ấm qua nước sôi để làm nóng
- Cho trà vào ấm trà.
- Tráng trà bằng nước sôi trong 5 giây, đổ nước này đi
- Cho nước sôi vào, đậy nắp và ủ trà trong khoảng 30 giây.
Lưu ý:
- Nước pha trà cần có nhiệt độ từ 90-95 độ C, không nên dùng nước quá nóng.
- Không nên hãm trà quá lâu, vì sẽ làm trà bị chát.
- Ô long kim tuyên có thể hãm nhiều nước.
- Từ nước thứ 3, thêm 10 giây cho mỗi lần pha.
xem thêm nội dung